Do nhận thức được một cách sâu sắc vai trò của phần mềm, của mạng lưới máy tính tốc độ cao và các hoạt động liên quan đến mạng Internet đối với nền kinh tế của đất nước trong tương lai. Ngay từ năm 1994, Nhật đã nhanh chóng thành lập 200 công ty
chuyên doanh về phần mềm và Internet với niềm tin là các lực lượng công nghệ đã từng chi phối nước Mỹ sẽ nhanh chóng che phủ khắp nước Nhật.
Theo Ủy ban sáng chế Mỹ, năm 1998, số bằng phát minh sáng chế đã được cấp cho các công dân mang quốc tịch Nhật Bản là 32.119; tăng 32% so với năm 1997, gấp 3 lần so với Đức trong cùng thời điểm và chỉ sau người Mỹ với 90.704 bằng. Theo đánh giá của OECD, những ngành dựa trên tri thức hiện chiếm 53% GDP, đã trở thành những ngành trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản. Hiện tại số công ty chuyên doanh phần mềm và Internet đã tăng gần đến con số 3000 để phục vụ cho 47 triệu người truy cập, chiếm 37% dân số. Dự đoán đến năm 2007, số người tham gia truy cập Internet sẽ lên đến 96,6 triệu người; còn thị trường kinh doanh liên quan đến Internet (gồm: dịch vụ nối mạng Internet, cở sở hạ tầng Internet, các dịch vụ quảng cáo trên Internet,…) sẽ tăng từ 61 tỷ USD năm 1999 lên tới 396 tỷ USD vào năm 2007.
Điều đặc biệt là tại đất nước mặt trời mọc này, công nghệ tin học đang được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và được kỳ vọng có khả năng kéo toàn bộ nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Người máy công nghiệp và người máy gia dụng cũng là một nét đặc trưng khác của Nhật Bản góp phần đưa năng suất lao động xã hội tăng lên, giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động và làm cho nhiều sản phẩm của Nhật Bản có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại về giá. Đến 2009, tỷ trọng ICT trong GDP
Hình 1.11 Tỷ trọng ITC vào GDP của Nhật, EU27, Mỹ
của Nhật đã có những bước tiến vượt bậc so với Mỹ và Châu Âu. Nghiên cứu năm 2009 của JRC European Commission cho ta thấy cho ta thấy mức độ đóng góp ICT của Nhật trong GDP trong tương quan với EU và Mỹ (Hình 1.11 trang trước).
Như vậy có thể nói, các nước công nghiệp phát triển, do đã nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế tri thức trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh,… đều đã chuẩn bị những bước đi từ rất sớm để chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Cùng với những trụ cột cơ bản là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ năng lượng mới,…, công nghệ thông tin là lĩnh vực được các nước này đặc biệt chú ý phát triển nhất. Bởi lẽ trong thời đại kinh tế tri thức, ICT đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong quá trình chuyển hóa nền kinh tế từ nền sản xuất hàng hóa hữu hình sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa vô hình.