Phát triển kinh tế tri thức và công nghiệp hóa hiện đại hóa là hai mục tiêu không tách rời trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 145 - 148)

TẾ QUỐC TẾ

3.2.4 Phát triển kinh tế tri thức và công nghiệp hóa hiện đại hóa là hai mục tiêu không tách rời trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

tiêu không tách rời trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Quan điểm trên cũng hoàn toàn hoàn toàn phù hợp với những tư tưởng khoa học mà K.Marx đã đúc kết: “sự phát triển của lực lượng sản xuất là cơ sở của toàn bộ quá

trình phát triển lịch sử; và tiếp theo sự phát triển của các lực lượng sản xuất, các quan hệ sản xuất tất yếu phải thay đổi, rồi sau đó thì diễn ra sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng và tất cả các mặt khác của đời sống xã hội theo chiều hướng tiến bộ”. Quan điểm này

cũng đã được nhấn mạnh tại đại hội Đảng X: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Một lần nữa, văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, một kỳ đại hội được đánh giá là then chốt cho những bước phát triển tiếp theo của đất nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế phát triển kinh tế tri thức trên thế giới và nhấn mạnh, cụ thể hóa hơn nữa mục tiêu : ”Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ

làm nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức, như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường... Tập trung phát triển sản phẩm công nghệ

cao, có giá trị gia tăng lớn trong một số ngành, lĩnh vực....”; và : Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm”.

Quan điểm nói trên cần được chấp nhận với tính cách là quan điểm then chốt cho một chiến lược mới về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI - đó là Chiến lược phát triển kinh tế tri thức. Vấn đề trung tâm của chiến lược mới này là phải thay đổi căn bản cách thức tăng trưởng kinh tế: từ chỗ lệ thuộc vào các yếu tố truyền thống (tài nguyên, đất đai, sức lao động cơ bắp, nguồn vốn) chuyển sang tăng trưởng dựa trên tri thức - những tri thức đã được vật hoá thành các công nghệ mới như ICT, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới..., và đã được kết tinh thành công nghệ lãnh đạo và quản lý, công nghệ kinh doanh....

Cần khẳng định rằng, cho đến nay, kinh tế tri thức hoàn toàn không phải là một thứ tư tưởng trừu tượng; trái lại, nó đã trở thành một phương thức phát triển mới của nhân loại, đang và sẽ lan toả rất nhanh cùng với diễn biến của toàn cầu hoá, là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, chúng ta cần phải truy cập vào kho tri thức toàn cầu, học hỏi tri thức của các nước, không phân biệt chế độ chính trị, song lại càng cần phải bám sát thực tiễn trong nước. Thực chất của phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là đẩy mạnh việc ứng dụng tri thức vào tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, làm tăng tỷ lệ giá trị gia tăng ở từng sản phẩm; giảm chi phí lao động và nguyên vật liệu; tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Như vậy, phát triển kinh tế tri thức nước ta hoàn toàn không phải là theo cơ cấu, cách thức phát triển kinh tế tri thức của các nước đã phát triển, không phải chỉ tập trung vào các công nghệ cao.

Xã hội phải ổn định, lành mạnh và khuyến khích sự sáng tạo mới có thể bước vào kinh tế tri thức. Cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các thiết chế dân chủ, tăng cường áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích con người Việt Nam học cách sáng tạo ra những đột phá công nghệ quan trọng và nhân rộng chúng trong hệ thống doanh nghiệp kiểu mới - những doanh nghiệp sáng tạo. Trong phát triển kinh tế tri thức là nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo trong một nền giáo dục tiên tiến phải là ưu tiên số một. Nền giáo dục đó phải đào tạo ra những con người năng động, biết khai thác được kho tri

thức toàn cầu, có khả năng biến tri thức thành giá trị, ham mê hiểu biết cái mới, sáng tạo cái mới. Mọi người Việt Nam phải thường xuyên học tập, thích nghi được với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học và công nghệ, xây dựng xã hội học tập, hệ thống giáo dục suốt đời.

Phải tiếp tục đầu tư hơn nữa sự cho nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu là hoạt động tạo ra những tri thức mới: phát minh mới, lý thuyết mới, tư duy mới, công nghệ mới, cách làm mới, sản phẩm mới. Theo kinh tế tri thức, thì sự phát triển chính là sự quảng bá, nhân rộng tri thức và công nghệ mới trong các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng lớn (hiểu theo nghĩa rộng của giá trị), những giá trị mới, là sự sáng tạo cái mới nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống tinh thần và vật chất không ngừng tăng lên của con người. Trong nền kinh tế tri thức, nhiệm vụ chính của nghiên cứu khoa học và công nghệ là tạo ra những cái mới và theo yêu cầu đổi mới, gắn kết một cách chặt chẽ nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và đưa vào sản phẩm thương mại. Toàn bộ những hoạt động trên sẽ không thể xảy ra, nếu chúng ta thiếu hụt lực lượng lao động có những kỹ năng tương xứng. Vì vậy, để phát triển kinh tế tri thức, phải xây dựng và thực hiện một nguyên tắc mới được kiểm soát bằng những quy định pháp lý minh bạch và nhất quán từ trung ương đến địa phương và trong tất cả các cơ quan, bộ, ngành: Đặt kỹ năng và tri thức của con người vào trung tâm của hệ thống kinh tế - xã hội, của quá trình phát triển. Không đổi mới động lực và các chính sách kinh tế thì khó có thể thực hiện những tư tưởng quan trọng mà Đảng ta đã khẳng định trong văn kiện Đại hội X và văn kiện đại hội Đảng XI.

Công nghiệp hoá hiện đại hóa đi đôi với phát triển kinh tế tri thức là mô hình mà nhiều quốc gia đang theo đuổi, tuy nhiên biện pháp cụ thể tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, xã hội, kinh tế - chính trị...của mỗi nước. Chúng ta, một trong những nước đi sau, không thể lắp lại một cách máy móc mô hình công nghiệp hoá cổ điển và các mô hình khác đã có (ví dụ : công nghiệp nặng và chế tạo máy đi trước một bước), mà phải chủ động chuyển sang mô hình dựa trên tri thức cho công nghiệp hoá hiện đại hóa và không phải là dàn trải mà theo mũi nhọn và lan tỏa. Đây là giải pháp chiến lược then chốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và chuyển sang cách thức phát triển mới phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức là xu thế và kết quả tất yếu mang đến từ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nó đã trở thành thành lực lượng sản xuất trực tiếp, với những đặc trưng mới, không chỉ đơn thuần theo hướng phát triển của kỹ thuật, mà vượt qua kỹ thuật, trở thành lực lượng chủ chốt của tiến bộ sản xuất. Kinh tế tri thức với những sức mạnh đã được kết tinh ở công nghệ nano, ICT, công nghệ

sinh học và những công nghệ cao khác, đã và đang xâm nhập ngày càng rộng và sâu hơn vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội thay đổi hẳn trong nền kinh tế tri thức, trong xã hội tri thức khả năng sáng tạo “giá trị tri thức” sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn vốn tri thức trở thành nguồn vốn chiến lược, trong đó sản xuất và sử dụng tri thức trở thành trọng tâm, mọi hoạt động đều lấy tri thức làm cơ sở, cốt lõi, mọi của cải đều là tri thức, mọi hành vi kinh tế, lãnh đạo và quản lý đều phụ thuộc vào trí tuệ, tri thức. Các yếu tố truyền thống như vốn, lao động, tài nguyên vẫn là cần thiết nhưng nhường vị trí thứ nhất cho tri thức; “giá trị tri thức” trở thành nền tảng phát triển kinh tế và tích luỹ tư bản; tư liệu sản xuất được nhất thể hoá với sức lao động tri thức, theo đó, nhân tố then chốt trong sản xuất “giá trị tri thức” là tri thức, là kinh nghiệm đúc kết, lượng hóa, năng lực hấp thụ, phát minh ra cái mới.

Tóm lại, với sự xuất hiện của những lực lượng sản xuất mới thể hiện qua vai trò của ICT, công nghệ nano, công nghệ sinh học, và những ngành công nghệ cao khác, những quốc gia có trình độ phát triển cao hiện nay đang bước sang nền kinh tế tri thức. Trạng thái này có sức lan tỏa nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đó là những điểm mà chúng ta cần nắm bắt cơ hội để theo kịp và vượt lên để phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)