Theo chuyên đề tạp chí “Le Courrier de L’UNESCO” tháng 12/1998, có thể đánh giá trình độ phát triển của kinh tế tri thức thông qua bốn thành phần chính của nền kinh tế tri thức như sau:
- Trình độ công nghệ thông tin, kể cả Internet.
- Các thư viện và ngân hàng dữ liệu điện tử, các sản phẩm nghe nhìn.
- Công nghệ sinh học, các thư viện và ngân hàng dữ liệu truyền thống, công nghiệp dược phẩm.
- Sở hữu trí tuệ theo nghĩa rộng, bao gồm bằng sáng chế, quyền tác giả, tên gọi đã đăng ký, nhãn hiệu, quảng cáo, dịch vụ, tài chính, cố vấn xí nghiệp, thị trường tài chính, y tế, giáo dục.
1.3.5 Theo công trình của các nhà nghiên cứu Mỹ và Bồ Đào Nha (P.Conceicao, M.V. Heitor, D.V. Gibson, S.S Shariq, TFSC, 1998) (P.Conceicao, M.V. Heitor, D.V. Gibson, S.S Shariq, TFSC, 1998)
Theo công trình này thì có thể đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức thông qua việc xem xét các đặc trưng sau:
Một là, sự gia tăng của khu vực dịch vụ có hàm lượng tri thức cao hay nói cách
khác là sự dịch chuyển của lực lượng lao động sang khu vực dịch vụ có hàm lượng tri thức cao.
Hai là, sự gia tăng kho tài sản vô hình đó là: tri thức, bằng sáng chế, bí mật thương
mại, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu,….
Ba là, sự gia tăng của tổng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) [20, tr. 242]: là
phần tăng thêm ngoài vốn và lao động trong tốc độ tăng GDP hàng năm của quốc gia. Sự gia tăng này phản ánh mức độ tích lũy tri thức và đổi mới công nghệ, các yếu tố này giúp kết hợp các nhân tố sản xuất truyền thống (vốn, lao động, nguyên liệu, năng lượng) theo
một cách có hiệu quả hơn, hay nói cách khác, đó là sự tiến bộ về sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức.
Bốn là, sự gia tăng khả năng có việc làm và tiền công cao của lao động có trình độ
chuyên môn cao hơn, nói cách khác, sự gia tăng thất nghiệp đối với lao động trình độ thấp.