Singapore: Là một đảo quốc diện tích chỉ có 600km2, không có tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã lợi dụng vị trí của mình để tạo thành một cổng dịch vụ quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 68)

thiên nhiên, Singapore đã lợi dụng vị trí của mình để tạo thành một cổng dịch vụ quốc tế về hành chính, ngân hàng, giao thông và phần mềm máy tính.

Từ đầu những năm 1980, Chính phủ nước này đã đề ra chiến lược “IT 2000” nhằm biền Singapore thành hòn đảo thông minh. Đến nay nước này đã cơ bản hình thành xã hội thông tin. Năm 1997 ngành công nghiệp thông tin của Singapore đã có doanh số đạt 7,3 tỷ USD gồm máy tính, phần mềm, các dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ người dùng (không tính các sản phẩm chế tạo và doanh thu của các nhà phân phối). Năm 1996, Singapore One - một mạng lưới duy nhất cho mọi người – được thiếp lập đã hình thành mạng lưới truyền thông đa chiều biên độ rộng đầu tiên trên thế giới và được áp dụng trên toàn quốc. Đến 10/2000, Singapore One đã tiếp cận đến hơn 99% các gia đình, tất cả các trường học và hầu hết các cơ sở công cộng. 300 nhà cung cấp ứng dụng cho 250.000 người sử dụng. Thậm chí những người không có máy tính cũng có thể truy cập tại các quầy công cộng đặt ở góc phố, hay tại các siêu thị lớn. Singapore đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới thực hiện được chính phủ điện tử. Dựa trên nền móng vững chắc đã được IT 2000 và Singapore One thiết lập, Singapore hiện đang chuyển sang một giai đoạn mới với Kế hoạch tổng thể ICT21 (ICT21 Masterplan). Với kế hoạch này, Singapore hy vọng sẽ trở thành đầu mối công nghệ thông tin viễn thông của nền kinh tế mới vào năm 2010. Tháng 4/2000, chính phủ đã tự do hóa hoàn toàn thị trường thông tin viễn thông, sớm trứơc hai năm so với kế hoạch ban đầu (2002), nhờ đó cước phí gọi quốc tế đã giảm đi một nửa. Ngày nay tại Singapore, IT đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội, máy tính và Internet đang được truyền bá rộng rãi trong dân chúng. Theo điều tra được công bố năm

1999 của NCB về các hộ sử dụng công nghệ thông tin, năm 1987 chỉ có 11% các hộ có máy tính, con số này sau đó đã tăng lên 19% vào năm 1990; 27% vào năm 1993; và 36%

vào năm 1996. Hiện số hộ có máy tính ở Singapore chiếm 59%, còn tỷ lệ người truy cập Internet là 57%. Việc giới thiệu máy tính trong các trường phổ thông cơ sở cũng đã được bắt đầu từ rất sớm (năm 1981) và đến năm 1997, chính phủ Singapore đã công bố Kế hoạch IT Tổng thể trong giáo dục. Kể từ đó, việc máy tính hóa tất cả các trường học đã được thực hiện thành công. Hiện tại, có 10-14% chương trình giảng dạy dành cho tiểu học và phổ thông cơ sở là sử dụng công nghệ thông tin. Tỷ lệ học sinh trên máy tính là 5:1 ở bậc phổ thông cơ sở và 6:1 ở bậc tiểu học. Mỗi trường có ít nhất hai máy tính nối trực tiếp với Chương trình Singapore One. Chính phủ Singapore tuyên bố, đến năm 2003, mọi học sinh khi ra trường đều được trang bị kiến thức về máy tính. Ngoài IT, chính phủ IT đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào việc nghiên cứu, thử nghiệm và thu hút các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới giúp xây dựng ngành công nghiệp sinh học, để sau 5 năm, ngành công nghiệp còn non trẻ này có khả năng tăng gấp đôi giá trị sản lượng lên 6,9 tỷ USD, đưa ngành công nghiệp này trở thành một trong 4 trụ cột kinh tế và tới năm 2010 sẽ biến Singapore trở thành trung tâm phát triển các liệu pháp y tế và dược ở khu vực. Đến 2009, Singapore đã trở thành nước có nền kinh tế tri thức phát triển đứng thứ 19 của thế giới. Điều này thể hiện tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế tri thức của nước này.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)