ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC
2009 Tốc độ tăng %
Tốc độ tăng %
GDP 8,44 8,23 8,46 6,18 5,32 6,11
Nông - lâm - Thủy sản 4,02 3,69 3,76 4,07 1,83 2,9 Công nghiệp - xâydựng 10,69 10,38 10,22 6,11 5,52 7,15
Dịch vụ 8,48 8.29 8,85 7.18 8,63 6,57
Đóng góp vào GDP theo điểm phần trăm
GDP 8,44 8,23 8,46 6,18 5,32 6,11
Nông - lâm - Thủy sản 0,82 0,72 0,70 0,73 0,32 0,66 Công nghiệp - xâydựng 4,21 4,17 4,19 2,54 2,30 3,48
Dịch vụ 3,41 3,34 3,57 2,91 2,70 3,19
Nguồn : Tổng hợp từ Niên giám Thống kê 2006-2009
Tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ rất chậm. Mười lăm năm qua, nước ta đã giảm dân số thuộc khu vực nông nghiệp từ 85% xuống còn 70% (trong khi Hàn Quốc trong ba thập kỷ công nghiệp hóa từ 1960-1990 đã giảm tỷ lệ dân số nông nghiệp từ 70% còn 6%).
Tuy nhiên, trong thời gian qua với chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đối với khu vực tư nhân, được thể hiện qua Luật Doanh nghiệp, đã tạo ra một bước ngoặt trong phát triển công nghiệp Việt Nam. Khu vực tư nhân với tính năng động cao hơn sẽ dễ tiếp thu và áp dụng tri thức mới. Xu thế phát triển hơn nữa khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc sẵn sàng tiếp cận các yếu tố kinh tế tri thức.
Thực tế đã chứng minh điều đó, trong thời gian qua kinh tế nông nghiệp đã có bước bứt phá dựa vào ứng dụng tri thức. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng nông, lâm sản đạt trên 13,24 tỷ USD. Xuất khẩu hàng thủy sản đạt trên 4,25 tỷ USD. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống để phát triển sản xuất lúa cũng như kỹ thuật nuôi, trồng, chế biến thủy, hải sản đã làm cho xuất khẩu không ngừng tăng cao số lượng, chất lượng và giá trị.
Bên cạnh đó cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn dịch chuyển chậm. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn vẫn còn rất yếu kém, tỷ lệ được chế biến của các sản phẩm nông nghiệp nhìn chung vẫn còn thấp, ví dụ: khoảng 40% - 50% sản phẩm chè; 26% sản phẩm cao su; 10% rau quả; 15% sản phẩm thịt…được chế biến.
Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cũng rất lớn: 13% - 15% trong sản xuất lúa; 25 - 30% trong thu hoạch rau quả; 13% trong sản xuất đường thủ công.
Trong thời gian qua, ngành Công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam là một trong những ngành có sự phát triển dựa vào những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học và công nghệ. Đến nay ngành này đã xây dựng được kết cấu hạ tầng thông tin khá hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang…. Đã ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet băng thông rộng, nâng cao tốc độ đường truyền, hạ giá cước truy cập.