Hệ thống đổi mớ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 106)

ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2.1.2.4 Hệ thống đổi mớ

Xét về các chỉ số liên quan đến hệ thống đổi mới quốc gia, so sánh với các nước thuộc khối G7, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia thì chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp, và nhìn chung, đang tụt hậu khá xa so với nhiều nước khác. Nhiều số liệu thống kê, Việt Nam chưa thu thập được, một số số liệu có được, như tỷ lệ đầu tư nước ngoài/GDP; cơ cấu các ngành thương mại, công nghiệp chế biến trong GDP; số cán bộ R&D trên 1 vạn dân; tổng chi cho R&D trong GDP…, cho thấy, các số liệu này thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Bảng 2.12 (trang bên) cho ta những tiêu chí hình thành đánh giá hệ thống đổi mới của Việt Nam so với một số quốc gia năm 2009, theo đó xếp hạng về hệ thống đổi mới của nước ta xếp thứ 115/146 quốc gia, thấp hơn so với cả Indonesia, Philippines và dưới xa so với Thái Lan, Malaysia.

Bảng 2.12 Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống đổi mới -2009 Các tiêu chí

Việt Nam Singapore Thái Lan Nhật Bản Thực tế Chuẩn hóa Thực tế Chuẩn hóa Thực tế Chuẩn hóa Thực tế Chuẩn hóa FDI đi ra %GDP 0,15 3,76 7,05 9,25 0,42 5,19 0,79 6,47 FDI vào %GDP 4,58 6,17 15,13 9,43 4,16 5,53 0,13 0,35 Tỷ lệ tham gia nghiên cứu khoa học (%)

n/a n/a n/a n/a n/a n/a 2,91 0,8

Số nhà nghiên cứu

trong R&D 9.327,7 4,75 25.033 6,97 18.114 6,36 709,7 9,8 Số nhà nghiên cứu

trong R&D /Triệu dân 114,53 2,53 5.712,9 9,7 291,57 3,64 5.546,5 9,6 Tổng chi phí cho R&D %GDP 0,19 2,55 2,39 8,92 0.26 3,33 3,4 9,71 Tỷ trọng sản xuất thương mại %GDP 83,46 9,01 256,77 9,92 87,02 9,08 21,86 1,98 Nghiên cứu hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học 3,1 4,72 5,5 9,76 3,7 7,12 4,6 8,4

Số bài viết trên tạp

chí S&E 221,3 5,49 3.610,3 8,06 1.248,9 7,22 55.499 9,93 Số bài viết trên tạp

chí S&E/triệu dân 2,66 2,43 846,34 9,58 19,82 4,72 434,4 8,54 Vốn đầu tư mạo

hiểm 3,2 5,84 4.4 9,12 3,3 6,4 3,3 6,4

Bằng sáng chế cấp

bởi USPTO 1 4,25 448,4 8,63 33,4 7,6 36.293 9,93 Bằng sáng chế cấp

dân

Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong xuất khẩu sản phẩm

n/a n/a 46 9,69 27 8,93 19 8,47

Chi tiêu cho R&D

của khu vực tư nhân 3,6 6,88 5,1 9,28 3,3 6,08 5,8 9,92 Mức độ hấp thụ

công nghệ của các công ty

5,1 6,48 6 9,2 4,9 5,52 6,3 9,92

Sự hiện diện của

chuỗi giá trị 3,2 3,36 5,4 9,04 3,9 6,24 6,0 9,92 Tổng vốn hàng hóa nhập khẩu (Triệu USD) 8.903, 3 6,35 109.274 9,37 42.093 8,65 123.9 9,52 Tổng vốn hàng hóa xuất khẩu (Triệu USD)

n/a n/a 173,99 3,87 8.265,6 7,1 308 9,76

% Bài báo đăng trên S&E với đồng tác giả nước ngoài

86,44 7,76 40,67 1,12 61,8 4,9 22,9 0,28

Số trính dẫn trung

bình trên S&E 1,19 4,27 1,81 7,69 1,49 6,36 1,99 7,9 Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới 2010

Bảng 2.13 So sánh hệ thống đổi mới của Việt Nam và một số nước 2009 Xếp hạng Quốc gia KEI Hệ thống đổi mới 2009 2000 2009 2000 4 Singapore 8.44 8.66 9.58 9.28 6 Mỹ 9.02 9.32 9.47 9.55 X Tây Âu 8.76 8.97 9.27 9.33 10 Đài Loan 8.45 8.63 9.27 9.14 12 Nhật 8.42 8.92 9.22 9.31

X G7 8.72 8.95 9.19 9.34

15 Hồng Kông 8.32 8.08 9.04 7.92

X Nhóm nước thu nhập cao 8.23 8.23 9.02 8.94

23 Hàn Quốc 7.82 8.23 8.60 8.58 44 Malaysia 6.07 6.17 6.82 6.62 59 Thái Lan 5.52 5.69 5.76 5.74 63 Trung Quốc 4.47 3.92 5.44 4.35 X Nhóm thu nhập trung bình thấp 3.78 3.85 4.96 4.77 82 Ấn Độ 3.09 3.17 4.15 3.83 90 Philippines 4.12 4.62 3.80 4.05 102 Indonesia 3.29 3.22 3.19 2.24 115 Việt Nam 3.51 2.90 2.72 2.38

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới 2010

Về mạng lưới cơ sở khoa học và công nghệ ở nước ta, theo thống kê của văn phòng đăng ký hoạt động khoa học (Bộ khoa học và công nghệ), số lượng các tổ chức khoa học và công nghệ đã đăng ký hoạt động tính đến cuối 2007 là 2.221 tổ chức. Trong số đó cho đến nay (quý III/2010) cả nước có trên 520 tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã chuyển đổi theo Nghị định 115, số doanh nghiệp khoa học công nghệ năm 2010 là trên 150 doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân tham gia hoạt động khoa học công nghệ tăng lên đáng kể chiếm 12,5 % so với 4,3% năm 2005.

Đổi mới, chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp: Khả năng đổi mới công nghệ là một chỉ số quan trọng phản ánh tiềm năng phát triển kinh tế tri thức. Trong khi đó, đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ vào khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Trong số công nghệ được áp dụng ở Việt Nam thì hơn 90% là công nghệ nhập khẩu (Tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008).

Về đầu tư, tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên từ 0,78% năm 1996 lên 2,13% năm 2002. Năm 2003, tổng chi cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước đạt trên 3.150 tỷ đồng (xấp xỉ 200 triệu USD), chiếm 60% tổng đầu tư của xã hội cho khoa học công nghệ. Như vậy, tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách Nhà nước là khá cao. Xét vào thời điểm Hàn Quốc và Đài Loan có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương như Việt Nam hiện nay, mức đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước cũng tương đương tỷ lệ hiện nay của Việt Nam ta. Năm 2008, số kinh phí Nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ gấp khoảng 2,5 lần so

với năm 2001. Đây là một cố gắng rất lớn. Nguồn chi ngân sách của Nhà nước 2% tương đương khoảng 0,5% GDP; các chi phí của khu vực sản xuất - kinh doanh cho khoa học công nghệ ước đạt dưới 0,3% GDP. Như vậy, tính đến hết 2009, tổng đầu tư toàn xã hội cho khoa học công nghệ đạt khoảng 0,8% GDP, tương đương với tổng đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ /người/năm ở nước ta là 8,4 USD vào năm 2009. Nếu so với các nước, năm 2002 (trước đó 6 năm), con số này ở Hàn Quốc là 212 USD (gấp 25 lần), ở Đức là 511 USD (gấp 61 lần), ở Hoa Kỳ là 794 USD (gấp 95 lần).

Về cơ sở vật chất cho khoa học công nghệ trong những năm gần đây, các tổ chức nghiên cứu phát triển, đặc biệt là các viện nghiên cứu đầu ngành và các phòng thí nghiệm trọng điểm, đã được chú trọng đầu tư chiều sâu từ ngân sách nhà nước. Nhờ đó, cho đến nay, trên 40% thiết bị khoa học của các tổ chức nghiên cứu phát triển là những thiết bị thế hệ mới.

Công tác quản lý hoạt động không ngừng được cải thiện, quá trình đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường thể hiện qua Nghị định 35-HĐBT về công tác quản lý khoa học và công nghệ; Quyết định 782/TTTg về việc sắp xếp cơ quan nghiên cứu và triển khai; Nghị định 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ; chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và sự ra đời của luật doanh nghiệp đã có tác động thúc đẩy sự ra đời của nhiều tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo cơ chế thị trường. Chỉ riêng sau khi có Nghị định 35-HĐBT đã có gần 500 tổ chức khoa học và công nghệ ra đời hoạt động với cơ chế tự trang trải kinh phí là chủ yếu. Thị trường khoa học công nghệ hình thành và phát triển mạnh, các chủ thể tham gia thị trường khoa học công nghệ đa dạng và phong phú.

Số lượng phát minh, sáng chế của các doanh nghiệp VN đề nghị Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ chỉ bằng 1/9 của các doanh nghiệp FDI, còn đề nghị tổ chức trí tuệ thế giới cấp chỉ bằng 1/1000 Trung Quốc, 1/5000 Nhật Bản. Điều này cho thấy giữa VN với các nước có khoảng cách công nghệ khá xa. Ngay trong nước thì khoảng cách này cũng cách biệt giữa doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (FDI).

Số lượng bằng sáng chế và giải pháp hữu ích được bảo hộ trong 5 năm từ 2000- 2007 đạt 4.169 so với giai đoạn 10 năm từ 1990 – 1999 là 1.242 tăng gần 3,5 lần. Máy móc, thiết bị công nghệ tăng với tốc độ rất cao qua các hội chợ, chợ thiết bị công nghệ: Tổng số thiết bị công nghệ chào bán trong 15 chợ đầu tiên chỉ có 4.565 nhưng chỉ riêng chợ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/2007 con số đó đã đạt tới 2.926. Nhiều

loại thiết bị công nghệ thuộc nhiều lĩnh vực xuất hiện ngày càng phong phú trên thị trường. Dịch vụ khoa học và công nghệ ngày càng mang tính thị trường hơn.

Về đội ngũ khoa học công nghệ, theo điều tra của Hội kinh tế Việt Nam, đến giữa 2007 cả nước có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, chiếm 4,5% lực lượng lao động, trong đó: Trí thức trong khu vực sự nghiệp: 31%; Trí thức trong khu vực hành chính: 22%; Trí thức trong khu vực doanh nghiệp: 7%. Tổng kết 50 năm phát triển đội ngũ cán bộ Việt Nam tháng 12/2009, nước ta có trên 30.000 thạc sỹ và 16.000 tiến sỹ, 7.000 phó giáo sư và trên 1.200 giáo sư, đây là những lực lượng nòng cốt cho phát triển nghiên cứu và đổi mới nếu quản lý và phát huy tốt nguồn lực. Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia.

Bên cạnh thuận lợi là nhân lực có kỹ năng, trình độ của Việt Nam hiện nay tăng khá nhanh, có những tiềm năng không thể phủ nhận; song, đối chiếu với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức thì cho đến cuối năm 2009 vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: năng lực sáng tạo công nghệ còn hạn chế, còn thấp so với nhiều nước trong khu vực; phân bố còn mất cân đối khá nghiêm trọng; thị trường lao động mới bắt đầu hình thành, hơn nữa đang bị chia cắt giữa các vùng, các khu vực kinh tế; chính sách đào tạo, sử dụng con người còn nhiều mặt bất hợp lý. Nhiều trí thức trẻ mới tốt nghiệp khó khăn về tìm việc làm hoặc phải chấp nhận làm việc trái ngành, nghề đào tạo. Còn thiếu chuyên gia đầu ngành, chưa xây dựng được các trường phái khoa học và những tập thể khoa học mạnh, hẫng hụt đội ngũ kế cận; thiếu tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học; ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận không nhỏ trí thức khoa học và công nghệ bị giảm.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)