Nền kinh tế tri thức chuyển dịch cơ cấu theo hướng gia tăng nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 32)

ngành có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức

Đó là các ngành công nghiệp thông tin, công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ dựa vào xử lý thông tin, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, nghiên cứu phát triển công nghệ...; mặt khác, do quá trình sản xuất hàng hoá trực tiếp được tự động hoá ở trình độ ngày càng cao, cho nên số người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong các nhà máy giảm đi rất nhiều, trong khi đó số người làm việc ở văn phòng tăng lên, thực chất các văn phòng này là những trung tâm, đầu mối xử lý, phân tích thông tin và biến những thông tin đó thành yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ giá trị gia tăng công

nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế tạo đang tăng nhanh. Hiện nay, ở Mỹ và nhiều nước phát triển, tỷ lệ đó đã đạt khoảng 25-30%. Việc làm và thu nhập do khu vực công nghệ cao tạo ra đang tăng nhanh. Việc làm trong các ngành sản xuất và phân phối hàng hoá giảm đi rất nhiều và được thay thế bằng việc làm trong các văn phòng xử lý và phân phối thông tin được trang bị rất hiện đại. Từ 1980 đến 1998, riêng ở Mỹ, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã làm mất đi 44 triệu việc làm, nhưng đồng thời lại tạo ra 73 triệu chỗ làm việc mới, tức là đã tăng thêm 29 triệu việc làm. Ở nước Mỹ hiện nay, 93 triệu người lao động (80% lực lượng lao động) không phải giành thời gian để làm ra các vật phẩm, mà họ chuyển sang làm việc ở các văn phòng xử lý thông tin, cung cấp các dịch vụ cho người dân. Như vậy, nền kinh tế tri thức cũng có thể hiểu một cách đơn giản và gọi tên là nền kinh tế văn phòng, hay nền kinh tế công nghệ cao.

Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba khu vực (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) thì xu thế phát triển kinh tế tri thức được thể hiện qua sự dịch chuyển cơ cấu theo hướng tăng nhanh dịch vụ, giảm nông nghiệp (xem Bảng 1.1). Trong mấy thập kỷ qua, cơ cấu của nền kinh tế thế giới đã dịch chuyển như sau:

Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế trong GDP của toàn cầu Tỷ lệ trọng của các

khu vực trong GDP 1965 1980 1999 2003 2007

Tỷ lệ nông nghiệp (%) 10 7 5 4 2

Tỷ lệ công nghiệp (%) 40 37 34 33 26

Tỷ lệ dịch vụ (%) 50 56 61 63 72

Nguồn: Tổng hợp từ World Development Report 2003, 2009.

Riêng đối với nhóm nước thu nhập cao thì tỷ lệ tương ứng của khu vực nông ghiệp, công nghiệp và dịch vụ là: 2%, 26%,72%; ở Nhật tương ứng là : 2%, 30%, 68%; ở Mỹ là : 1%, 23%, 76% [157]. Do đó, cũng có người cho rằng nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dịch vụ.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 32)