TẾ QUỐC TẾ
3.4.5 Tăng cường khai thác tri thức của thế giớ
Đây là cách thức “đi xe miễn phí”, cho phép tận dụng lợi thế của quốc gia đi sau để rút kinh nghiệm, tiếp nhận nhanh và có hiệu quả các thành quả sáng tạo của loài người nhằm thúc đẩy quá trình tiến lên hiện đại. So với một số quốc gia khác, Việt Nam có nhiều lợi thế rõ ràng đó là giao lưu quốc tế trong điều kiện mở cửa và hội nhập, có cơ sở để xây dựng nền tri thức và tiềm lực công nghiệp không ngừng nâng cao, đó là con người Việt Nam luôn được đánh giá cao trong học tập, tiếp thu tri thức, điểm yếu mà ai cũng biết đó là quản lý và phát huy như thế nào để vực dậy tiềm năng đó. Để tận dùng tối ưu cơ hội “đi
xe miễn phí” đó thì chiến lược hướng tới kinh tế tri thức của Việt Nam trong giai đoạn tới
cần bao hàm một số nội dung sau :
Một là, cải thiện môi trường kinh doanh chung, tăng cường thu hút đầu tư vào
những lĩnh vực có triển vọng và có sức lan tỏa mạnh nhất. Tận dụng tối đa những tri thức vô hình của các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, nano, vật liệu mới, tài chính, bảo hiểm, hậu cần, tiếp thị, phân phố, quan hệ với khách hàng, thương hiệu, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu và phát triển và quản lý một cách hợp lý và hiệu quả tài sản trí tuệ.
Hai là, năng động hơn và định hướng có chọn lọc hơn nữa, quản lý tri thức theo hướng đổi mới hơn nữa trong quá trình tìm kiếm công nghệ thể hiện thông qua việc chuyển giao công nghệ, lixăng, nhập khẩu các máy móc, thiết bị kỹ thuật; ưu tiên cho việc mua bản quyền để không dựa quá lớn vào những công nghệ thể hiện trong máy móc, thiết
bị nhập khẩu mà những loại này khó mở rộng quá trình chuyển giao công nghệ (những hệ mở cho phép chúng ta có thể phát triển hơn nữa trên những hệ đó).
Ba là, mở rộng cánh cửa ICT cho sự tiếp cận của đông đảo dân cư, cho sự tham gia
của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo hướng “tích cực”. Phát triển
mạnh hơn nữa hệ thống đường truyền băng thông rộng, chi phí truy cập vẫn phải được hạ thấp xuống, có những định hướng ưu tiên xác định kênh truy nhập và giá cả cho một số đối tượng cần khuyến khích phát triển nhanh.
Tổng kết chương 3
Xác định những thuận lợi và nhận biết được những khó khăn dưới giác độ phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho xác định những quan điểm chính yếu tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức, từ đó nhằm làm rõ thêm những phương hướng và từ đó xác định mô hình phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Từ những phướng hướng và khái quát mục tiêu mang tính định hướng phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030, luận án đưa ra những nhóm giải pháp tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức ở việt nam giai đoạn 2020 và định hướng 2030 đó là :
Một là, phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đổi cơ chế chính sách tạo điều kiện và môi trường để phát triển kinh tế tri thức.
Hai là, đổi mới doanh nghiệp - khâu then chốt của đổi mới sản xuất tiến tới kinh tế
tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, Cần cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo, tạo điều xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế tri thức.
Bốn là, xây dựng cơ sở hạ tầng ICT phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh
vực kinh tế xã hội.
Năm là, phát triển nền khoa học và công nghệ, đổi mới quản lý đối với khoa học và
công nghệ của quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam luận án đã đạt được một số kết luận cơ bản như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu lịch sử và quá trình hình thành nền kinh tế tri thức trên thế
giới, luận án đã thống nhất và đưa ra khái niệm kinh tế tri thức làm trọng tâm cho bước đi tiếp theo nghiên cứu về kinh tế tri thức. Quan niệm đúng đắn về kinh tế tri thức cũng như nhận thức được những nhân tố tác động đến sự ra đời của nền kinh tế tri thức, đặc trưng của kinh tế tri thức, việc lượng hóa mức độ phát triển kinh tế tri thức thông qua các hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kinh tế tri thức cho chúng ta cơ sở để phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo để nhìn nhận, đánh giá sự phát triển của nền kinh tế dưới góc độ của kinh tế tri thức.
Thứ hai, trong vài thập kỷ trở lại đây xu thế toàn cầu hoá gia tăng ngày càng mạnh
mẽ và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, các nhà khoa học, chính trị gia, những tập đoàn doanh nghiệp trên thế giới. Khái quát hóa về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh thực tế hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới ngày càng sâu và rộng như hiện nay, những tác động của hội nhập kinh tế đối với mỗi quốc gia cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế sẽ tác động đến
mọi mặt của đời sống văn hóa - xã hội; Đến cơ cấu lao động xã hội nhất là tầng lớp công nhân tri thức; Tác động đến sự thay đổi tư duy phát triển – tư duy hướng kinh tế tri thức; tác động mạnh mẽ đến quan hệ sản xuất nhưng cũng làm sâu sắc hơn các mâu thuẫn của thời đại. Tuy nhiên đối với các quốc gia đang phát triển thì tất yếu của việc cần thiết của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa chứ không thể chờ đợi công nghiệp hóa kiểu cổ điển.
Luận án cũng đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của nền kinh tế tri thức trong những năm qua. Bên cạnh những thành tựu đạt được như tốc độ tăng GDP nhanh, tỷ lệ năng suất tổng hợp TFP cống hiến trong GDP ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông ngày càng phát triển…thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nếu nhìn dưới các tiêu chuẩn của nền kinh tế tri thức như: 1) Thiếu vắng một chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển kinh tế tri thức tận dụng tối đa điều kiện hội nhập quốc tế; 2) Các điều kiện vật chất - kỹ thuật để phát triển kinh tế tri thức vẫn còn thiếu và yếu trên nhiều phương diện; 3) Trình độ phát triển kinh tế thị trường còn thấp; 4) Tính sẵn sàng cho hội nhập và phát triển chưa cao…
Luận án cũng đã xác định những thuận lợi và khó khăn dưới giác độ phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho xác định những quan điểm chính yếu phát triển kinh tế tri thức và từ đó nhằm xác định làm rõ thêm những phương hướng và từ đó xác định mô hình phát triển kinh tế tri thức của nước ta.
Từ những phướng hướng và khái quát mục tiêu mang tính định hướng phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030, luận án đưa ra những nhóm giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở việt nam giai đoạn 2020 và định hướng 2030 đó là: 1) phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đổi cơ chế chính sách tạo điều kiện và môi trường phát triển cho nền kinh tế tri thức; 2) đổi mới doanh nghiệp - khâu then chốt của đổi mới sản xuất tiến tới kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; 3) Cần cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo, tạo điều xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức; 4) xây dựng cơ sở hạ tầng ICT phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế xã hội; 5) phát triển nền khoa học và công nghệ, đổi mới quản lý đối với khoa học và công nghệ của quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức; 6) tăng cường khai thác tri thức của thế giới.