Mỹ là quốc gia đi đầu thế giới về phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Tháng 2/1997, trong thông điệp về tình hình đất nước, tổng thống B.Clinton đã sử dụng khái niệm của OECD về nền kinh tế tri thức để mô tả xu hướng phát triển mới của nền kinh tế Mỹ. Trong cuộc Hội thảo về công nghệ và kinh tế tổ chức tại thành phố Seatle vào tháng 5/1997, Phó tổng thống Mỹ A.Gore đã sử dụng khái niệm “Nền kinh tế mới” của nhà tương lai học A.Tofler để nói về nền kinh tế Mỹ hiện nay khi mà việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa chủ yếu vào khoa học và công nghệ cao. Tuy nhiên, theo nhận định của giới nghiên cứu Mỹ,
“Nền kinh tế tri thức” hay “Nền kinh tế mới” đã sớm xuất hiện tại đất nước này vào những năm 80 của thế kỷ XX do Mỹ là nước đi đầu trong công cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, đặc biệt đã thu được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT). Trong suốt 20 năm (1990-2009) GDP của Mỹ liên tục tăng ở mức 4.9% (tính theo đồng
tiền hiện tại) mặc dù 2008-2009 là hai năm khủng hoảng, nhưng mức tăng trưởng vượt xa so với các đối thủ cạnh tranh chính là EU và Nhật Bản.
Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ 2008 công nghệ tin học và mạng Internet đã nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động, kiềm chế lạm phát, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, tuy chỉ chiếm tỷ trọng đầu tư cho ICT giai đoạn 2006-2009) tương đương với 6,2% GDP, nhưng các ngành công nghệ cao đã đóng góp hơn 50% mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Mỹ, và nếu tính cả những ngành có liên quan gián tiếp đến IT, thì đóng góp này có thể lên đến 80% GDP [78]. Phải thấy rằng những cố gắng của chính phủ Mỹ trong việc luôn đưa ra các biện pháp can thiệp hết sức linh hoạt và hiệu quả và đã tạo dựng một thị trường tài chính mạnh có đủ năng lực cung cấp vốn cho các dự án đầu tư lớn trong việc phát triển các công nghệ mới.
Mặc dù còn một số ít ngành được nhà nước bảo hộ (ví dụ: trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản), song có thể nói nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế có khả năng hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới. Với lợi thế về công nghệ và kỹ thuật cao so với các đối thủ cạnh tranh thương mại, Mỹ có xu hướng ngừng sản xuất các loại hàng hóa có giá trị gia tăng thấp, cần nhiều lao động, tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Công nghệ cao và kỹ thuật Internet không chỉ là phưong tiện riêng của giới kinh doanh hay các nhà kỹ trị, mà còn
Hình 1.9 Tỷ trọng sản xuất công nghệ cao trong nền kinh tế
% Toàn cầu
được chú trọng phổ cập đến đông đảo mọi tầng lớp dân cư thông qua các dịch vụ hành chính điện tử công và hệ thống trường công lập. Theo điều tra của Bộ giáo dục Mỹ vào mùa thu năm 2000, 98% các trường tiểu học, gần 100% các trường trung học đã được nối mạng Internet. Đáng chú ý là chỉ còn 11% các trường nối mạng qua hệ thống điện thoại, còn hầu hết đã được nối trực tiếp qua hệ thống đường truyền tốc độ cao. Đến năm 2008, con số này là 100%.
Đầu tư của Mỹ vào công nghệ thông tin đã đẩy tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên thêm 2,8% trong suốt thời kỳ 1990-1996 và gấp ba lần trong giai đoạn 2001-2009, cao hơn hẳn so với các nước trong nhóm G7. Số lượng bằng phát minh sáng chế được cấp ở Mỹ đã tăng từ 58.000 năm 1984 lên 120.000 vào năm 1997 và hơn 300.000 vào năm 2007. Đến đầu năm 2004, các công ty công nghệ cao ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế tạo đang tăng nhanh và đạt tỷ lệ 25%-30%. Việc làm và thu nhập do khu công nghệ cao tạo ra là rất quan trọng : chính sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao giúp cho sự cải tạo, hiện đại hóa tất cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Việc làm trong sản xuất và phân phối hàng hóa giảm đi rất nhiều và được thay thế bằng việc làm văn phòng. Trong nửa thế kỷ qua, GDP của Mỹ tăng 5 lần (2007). Tổng trọng lượng vật lý của sản phẩm không tăng, vì đã chuyển từ sản phẩm chế tác sang sản phẩm dựa vào tri thức.
Xem xét sự phát triển nền kinh tế Mỹ thời gian qua, chúng ta có thể thấy Mỹ đã chú trọng đặc biệt tới các yếu tố sau: Tăng chi tiêu cho giáo dục và đào tạo để phát triển nhân tài kiểu tri thức (con số này chiếm 7% GDP năm 2006); Tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D), đồng thời khuyến khích hướng vào việc sáng tạo cái mới (chiếm 2,8% GDP – 2005-2008); Thương mại hóa số lượng lớn các thành quả khoa học kỹ thuật cao để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó ngành sản xuất phần mềm có hàm lượng tri thức cao được coi là nhân tố chính của các nguồn tăng trưởng. Ví dụ, trong 3 năm gần đây (2008), tỷ lệ đóng góp của ngành IT cho sự tăng trưởng kinh tế ở Mỹ lên đến 45%-37% so với 14% trong ngành xây dựng và 4% của xe hơi; Tin học hóa trong các lĩnh vực truyền thông, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thưong mại, khám chữa bệnh, giáo dục, hành chính,… Tại Mỹ, thương mại điện tử đã trở thành một sức mạnh không thể cản bước. Tuy chỉ mới bắt đầu từ năm 1991, nhưng đến hết năm 2002, tổng doanh thu từ các dịch vụ thương mại điện tử tại Mỹ đạt tới 327 tỷ USD, đạt 2500 tỷ USD năm 2008 và theo dự báo của Đại học Tennessee tháng 4/2009 thì con số này của năm 2010 sẽ đạt 3000 tỷ USD. Riêng doanh thu bán lẻ trực tuyến năm 2007 đạt 175 tỷ USD với 70% người Mỹ sử dụng dịch vụ internet để thực hiện những giao dịch thường nhật; Thay đổi kết cấu việc làm theo hướng tăng dần hàm
lượng chất xám trong các sản phẩm truyền thống, loại bỏ các ngành nghề cũ lạc hậu thường đòi hỏi nhiều lao động, có giá trị gia tăng thấp. Trong 15 năm qua (tính đến 2008), Mỹ đã loại bỏ hơn 8000 nghề cũ, đồng thời tạo thêm hơn 6000 ngành nghề mới nhờ phát triển các ngành nghề mũi nhọn.