Những cơ hội để xâydựng và phát triển kinh tế tri thứ cở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 139 - 140)

TẾ QUỐC TẾ

3.1.3 Những cơ hội để xâydựng và phát triển kinh tế tri thứ cở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Xét tổng thể, so sánh với mặt bằng chung của khu vực, Việt Nam rõ ràng có nhiều lợi thế cho điều kiện phát triển. Đây chính là khía cạnh cơ bản của trạng thái xuất phát của quá trình tiến lên nền kinh tế tri thức của chúng ta. Tuy nhiên, một cách khách quan, cần thấy rằng có không ít những yếu tố cản trở, những bất lợi thế đang đặt ra trên lộ trình phát triển của mình. Không chỉ là những yếu tố khách quan mà quan trọng hơn là những yếu kém tự thân bên trong của chính chúng ta, ví dụ như sự yếu kém của hạ tầng cơ sở, trình độ về kỹ thuật thông tin chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, trình độ còn ở mức thấp của môi trường kinh doanh thị trường hiện đại…

Mặt khác, nếu chúng ta tiếp cận đến các điều kiện xuất phát của Việt Nam từ một góc độ khác - từ mối quan hệ giữa năng lực thực tế với các yêu cầu mà quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức trong khung cảnh toàn cầu hóa đặt ra - thì điều dễ nhận thấy là chúng ta sẽ phải đổi mặt với một mặt bằng xuất phát về nguyên tắc là không cao, nếu không nói là còn đang ở mức khởi đầu thấp, so với yêu cầu. Mức độ liên kết lỏng lẻo giữa hệ thống công nghiệp với các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, năng lực hỗ trợ nhân, tài, vật lực cho một số hướng nghiên cứu và đào tạo ưu tiên,… là những thực tế không thể bác bỏ và cần phải được giải quyết triệt để.

3.1.3 Những cơ hội để xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế

Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách mạng tri thức và sự bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu nổi bật nhất là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô; đó là những công nghệ cao cơ bản, chúng đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ 21, công nghệ của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Đây không chỉ là cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cách mạng trong các khái niệm, trong tư duy, trong cách sống, cách làm việc, trong các quan hệ xã hội…Đi đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinh tế tri thức, là quá trình toàn cầu hóa; và trên thực tế đang hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Đó là xu thế phát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia, không loại trừ ai.

Nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là nhờ năng lực sáng tạo của con người, năng lực tạo ra tri thức mới, và vận dụng tri thức, biến tri thức thành của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và phát triển xã hội. Tài nguyên là có hạn, năng lực sáng tạo của con người là vô hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người, thì khả năng của nền kinh tế của các quốc gia nói chung trong đó có nước ta là hết sức to lớn.

Quá trình các nền kinh tế phát triển tiến tới kinh tế tri thức là một quá trình tự nhiên, hợp qui luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, Hội nhập quốc tế, khai thác những ưu thế của kinh tế tri thức toàn cầu để phát triển đất nước, đó là sự lựa chọn khả dĩ nhất đối với các nước đang phát triển.

Tự do hoá thị trường đang tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế thế giới, đặc biệt là thông tin, viễn thông và vận tải, từ đó hình thành một kết cấu hạ tầng toàn cầu thúc đẩy rất mạnh việc điều chỉnh các ngành cũ và phát triển các ngành mới. Hệ thống thông tin toàn cầu tạo cơ hội cho nhiều nước đang phát triển có thể truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu để phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, phát triển một nền kỹ thuật tiên tiến hơn, lại vừa mang lại cho các nước đang phát triển những sản phẩm giá thành thấp hơn nhờ nguồn tài nguyên dồi dào và sức lao động rẻ của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, việc tiếp thu những luồng văn hóa mới kết hợp với gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng tạo điều kiện xây dựng một xã hội tươi mới hơn trong phát triển xã hội tri thức.

Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập quốc tế, việc có một vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế cũng là một cơ quý hiếm để chúng ta đẩy nhanh phát triển kinh tế tri thức.

3.1.4 Những thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)