TẾ QUỐC TẾ
3.1.4 Những thách thức trong quá trình xâydựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
Bấy nhiêu những cơ hội cũng kéo theo vô số những thách thức khi phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Các công ty xuyên quốc gia vừa đem đến cho các nước đang phát triển một nền kỹ thuật tiên tiến hơn, sản phẩm rẻ hơn nhờ nguồn tài nguyên dồi dào và sức lao động rẻ hơn nhưng đồng thời các nước đang phát triển đã phải trả giá đắt cho sự tăng trưởng, chịu nhiều thiệt thòi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt nhanh, môi trường sinh thái ô nhiễm v.v…Các nước đi sau phải có đủ bản lĩnh để có thể vươn lên, sớm tiến kịp các nước đi trước; nếu không đủ bản lĩnh, không chớp lấy thời cơ thì đất nước tụt hậu ngày càng xa hơn, và bị gạt ra ngoài lề.
Toàn cầu hóa cũng đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức tưởng chừng khó vượt qua. Khó khăn không chỉ là về xây dựng năng lực nội sinh, năng lực chính sách, mà còn do sự bất bình đẳng của thiết chế toàn cầu hóa hiện nay. Ngay trong Hiệp định TRIPS (hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại). Ví dụ cụ thể về Hiệp định TRIPS bảo vệ chủ yếu cho những chủ sở hữu các giải pháp, họ bán ra với bất cứ giá nào, để có lợi nhuận tối đa, gây khó khăn cho các nước nghèo tiếp cận với các sản phẩm công nghệ cao, nhất là dược phẩm, phần mềm…Các sản phẩm công nghệ cao là những sản phẩm trí tuệ, không giống như các sản phẩm thông thường khác, rất khó xác định giá trị của chúng, qui luật giá trị lao động hầu như không còn phù hợp nữa; thế nhưng các hãng độc quyền bán chúng với giá rất cao. Đối với các nước giàu có thu nhập bình quân đầu người khoảng 30 nghìn USD mua một PC khoảng 500 USD, hệ điều hành Windows một vài trăm USD không đáng là bao, nhưng đối với các nước thu nhập cỡ 600- 1000 USD như Việt Nam thì sẽ gây khó khăn cho vấn đề tiếp cận và phổ biến tri thức.
Trong khi kêu gọi thương mại tự do, thì các cường quốc kinh tế lại gia tăng bảo hộ mậu dịch; với những khoản bảo hộ hàng trăm tỷ USD cho nông nghiệp và một số ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, dựng lên những hàng rào kỹ thuật đã và đang kìm hãm sự phát triển sản xuất ở các nước đang phát triển. Thiết chế toàn cầu hóa hiện nay chắc chắn còn đặt ra nhiều thách thức gay gắt đối với các nước đang phát triển trong việc chia sẻ tri thức toàn cầu vì sự phát triển của mình. Để vượt qua thách thức này phải phát huy năng lực nội sinh, đầu tư mạnh cho phát triển nguồn nhân lực, năng lực khoa học công nghệ, sức mạnh sáng tạo của toàn dân tộc, chọn lựa chiến lược thích hợp, đi tắt, rút ngắn, vượt qua trở ngại, cũng giống như việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở đã mở ra lối thoát khỏi sự độc quyền về phần mềm.
Bên cạnh đó, với vị trí thuận lợi cho giao thương và phát triển thương mại quốc tế cũng đòi hỏi một nguồn lực lớn chi tiêu cho quốc phòng để bảo đảm an ninh toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và duy trì vị trí thuận lợi ấy. Ngoài ra, việc giao thương quốc tế cũng dẫn đến những ảnh huởng văn hóa tiêu cực buộc chúng ta phải biết chắt lọc những tinh hoa văn hóa mới bên cạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3.2 NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ