TẾ QUỐC TẾ
3.3.1 Phương hướng tiếp cận và phát triển kinh tế tri thứ cở Việt Nam
Những yêu cầu đặt ra trong việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế tri thức ở nước ta với tiềm năng và vị thế là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, và giao thương quốc tế, Việt Nam có tiềm năng và sẽ phải là trung tâm kinh tế có trình độ phát triển cao nhất và mang tính dẫn dắt, như một đầu tầu của nền kinh tế khu vực. Do đó những định hướng cơ bản sau nên được tuân thủ:
Một là, đối với công nghiệp và dịch vụ, chúng ta phát triển theo hướng tuần tự và
nhẩy vọt, tận dụng cơ sở vật chất và nhân lực hiện có, giải quyết việc làm, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người lao động, không ngừng tiếp thu áp dụng các tri thức mới để đổi mới công nghệ, đổi mới sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đã xây dựng mới, là phải sử dụng công nghệ mới nhất mà ta làm chủ được, bên cạnh đó chúng ta không quên hiện đại hoá các ngành truyền thống.
Hai là, đối với cơ khí chế tạo, chúng ta ưu tiên sử dụng công nghệ vât liệu mới,
công nghệ kỹ thuật số, chế tạo máy công cụ điều khiển theo chương trình, các dây chuyền thiết bị tự động, các phương tiện vận chuyển hiện đại... giá trị có thể gia tăng nhiều lần, ví dụ thành công cho chuyển đổi này là Viện Máy công cụ và Dụng cụ ( IMI).
Ba là, đối với những ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, bưu chính viễn thông,
ngân hàng, tài chính,….đây là con gà đẻ trứng vàng, những ngành có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, cần được phát triển, hiện đại hoá nhanh theo kịp điều kiện hội nhập. Phải xem hướng này là hướng chiến lược quan trọng đi nhanh vào kinh tế tri thức. Đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ tiên tiến và hợp lý trong tất cả các lĩnh vực sản xuất
dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp nông thôn...
Bốn là, đối với xây dựng và kết cấu hạ tầng, phải đảm bảo vận dụng tri thức, công
nghệ, phương pháp tổ chức quản lý mới nhất đáp ứng yêu cầu đòi hỏi kết cấu hạ tầng cao, thực sự hữu hiệu của nền kinh tế tri thức, nhất là hạ tầng ICT, đối với những ngành tư vấn xây dựng, tư vấn công nghệ,…cũng là khâu quan trọng nhất trong việc vận dụng tri thức mới và đòi hỏi phải được đổi mới nhanh, để thúc đẩy sự phát triển toàn ngành.
Năm là, chuyển trọng tâm phát triển những lĩnh vực quan trọng sang chủ yếu dựa vào tri thức, đây là là hướng phát triển kinh tế dựa vào tri thức và đó là một cuộc đổi mới mạnh mẽ, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực theo hướng:
Thứ nhất, đổi mới thể chế kinh tế từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường; từ kinh tế hiện vật sang kinh tế giá trị; từ dựa chủ yếu vào tài nguyên sang dựa nhiều hơn vào tri thức, vào công nghệ; chuyển trọng tâm đầu tư từ đầu tư hữu hình sang đầu tư cho phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, văn hoá, y tế...
Thứ hai, doanh nghiệp là các chủ thể trung tâm biến tri thức thành giá trị. Doanh
nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhờ công nghệ mới, tri thức mới. Doanh nghiệp coi vốn tri thức là nguồn lực quan trọng nhất của mình. Sáng chế đẻ ra doanh nghiệp; doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hệ thống công nghệ mới.
Thứ ba, cần thiết phải đổi mới trong khoa học và công nghệ, trong đó nghiên cứu
phát triển mang tính quyết định nhất trong quá trình sản xuất tạo ra của cải. Việc tạo ra của cải giời đây không những phụ thuộc vào tối ưu những cái đã có mà là do sáng tạo ra cái mới và phần sáng tạo chiếm tỷ trọng cao. Khoa học và công nghệ không còn là một lĩnh vực riêng các nhà khoa học; không còn ranh giới giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu.
Thứ tư, đổi mới về tổ chức quản lý, đổi mới tư duy, tạo môi trường thuận lợi cho
yếu tố mới được nhanh chóng tạo ra, trí sáng tạo phát triển, các nhân tố mới được khuyến khích và nhân rộng. Mô hình tổ chức quản lý trong từng đơn vị cũng được đổi mới căn bản để phù hợp yêu cầu phát huy sức sáng tạo, nhân nhanh vốn tri thức; coi trọng việc quản lý tri thức. Việc đổi mới tư duy được xem là yếu tố then chốt nhất cho tất cả những đổi mới nêu trên, từ tư duy về sự phát triển của bộ máy lãnh đạo và quản lý các cấp đến tư duy về cách làm kinh tế thật sự hiệu quả, về cách tiêu dùng văn minh mà tiết kiệm, về lối sống lành mạnh, giàu tính nhân văn của các tầng lớp xã hội... Toàn bộ những đổi mới đó phải thật sự bắt kịp những xu hướng lớn, tiến bộ nhất của thời đại ngày nay trong bối cảnh hộii nhập và toàn cầu hóa.