ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC
2.2.1.1 Những cánh đồng năng suất cao dựa vào việc ứng dụng khoa học – công nghệ cao
công nghệ cao
Một trong những điểm sáng thành công phát triển dựa vào tri thức giới thiệu trước nhất ở đây lại thuộc về lĩnh vực nông nghiệ. Phong trào cánh đồng 50 triệu, 100 triệu và nhờ áp dụng tri thức - chuyển đổi cơ cấu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, về kỹ thuật canh tác (theo số liệu của Trung tâm thông tin Khoa học Công nghê Quốc gia, Cục Nông Nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): ở khu vực đồng bằng sông Hồng có khoảng 85.000 ha (chiếm 10%) diện tích đất nông nghiệp, đã đạt và vượt giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Đồng bằng sông Cửu Long có 11% diện tích đất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng/ha (khoảng 320.000 ha). Ở một số địa phương đã xuất hiện bốn mô hình kinh tế nông hộ đạt và vượt 50 triệu đồng/ha/năm: Phát triển chăn nuôi qui mô lớn, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản; kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và dịch vụ hoặc phát triển ngành nghề từ các sản phẩm nông nghiệp; mở mang chế biến nông sản, thực phẩm và làm VAC, kết hợp giữa trồng trọt, làm vườn cây ăn quả với chăn nuôi lợn, gia cầm, thả cá.
Một số địa phương vùng ngoại thành các đô thị lớn (có thị trường tiêu thụ tốt) như Nam Định có 10.226 ha cho giá trị sản xuất 1 năm đạt từ 50 triệu đồng trở lên, chiếm 11,05% diện tích đất canh tác; trong đó có khoảng 1.000 ha đạt từ 70 triệu đồng trở lên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang áp dụng những mô hình nông nghiệp công nghệ cao có khả năng mang lại thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm.
Khu vực miền Trung từ trước đến nay vẫn bị coi là khó có lợi thế để phát triển nông nghiệp, nay nhờ áp dụng kinh tế tri thức, cũng xuất hiện nhiều điển hình cho thu
nhập cao, chẳng hạn, mô hình trồng rau chuyên canh trong nhà lưới có hệ thống tưới phun bán tự động ở xã Bình Triều (Thăng Bình), Cẩm Châu (thị xã Hội An); trồng nho ở Ninh Thuận, thanh long ở Bình Thuận xuất khẩu sang Mỹ với giá trị cao; nuôi tôm trên cát ở Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, v.v...
Điển hình có những cánh đồng thu hoạch 600 triệu đồng/ha/năm ở xã Đoàn Thượng (Gia Lộc, Hải Dương) : “Công nhân nông nghiệp” là cái tên có thể gắn với người dân xã Đoàn Thượng (Gia Lộc, Hải Dương). Ở đây, Công ty dịch vụ chịu trách nhiệm “đầu vào, đầu ra”, người nông dân trồng hoa chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy trình kỹ thuật như hợp đồng đã ký với các chủ đầu tư. Những nông dân làm việc tuỳ tiện, không đúng quy trình kỹ thuật, gây hại đến năng suất, chất lượng sản phẩm đều phải chịu trách nhiệm. Làm việc theo hợp đồng ký kết sẽ buộc nông dân làm việc có trách nhiệm hơn. Đồng thời giúp họ thay đổi cách thức sản xuất, làm việc theo tác phong công nghiệp. [68].