Những khu công nghệ cao

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 124 - 126)

ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2.2.4 Những khu công nghệ cao

Khu Công nghệ Cao thành phố Hồ Chí Minh, với 38 dự án đầu tư và những sản

phẩm có tính thương mại chuyển giao từ công nghệ vật liệu mới na-nô, Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh bước đầu xây dựng được những yếu tố nền tảng trong thực hiện định hướng phát triển, liên kết hoạt động, hướng tới mục tiêu chiến lược của công nghệ cao, phấn đấu trở thành một "không gian khoa học" hội tụ và lan tỏa công nghệ cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) được thành lập năm 2002, có tổng diện tích 913 ha, cách trung tâm thành phố 15 km. SHTP nằm ở giữa 43 khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, sát Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là lợi thế lớn để phát triển. SHTP tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: Công nghệ thông tin và viễn thông; công nghệ tự động hóa, cơ khí chính xác; công nghệ sinh học áp dụng cho y tế và môi trường;

công nghệ vật liệu mới, công nghệ na-nô và năng lượng. Sau bảy năm hoạt động và định hình, Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh thu hút 38 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký 1,729 tỷ USD. Trong đó 17 dự án về vi điện tử và công nghệ thông tin, sáu dự án lĩnh vực tự động, bảy dự án về dịch vụ công nghệ cao, hai dự án đào tạo. Hiện Ban quản lý đang xem xét cấp phép cho năm dự án với tổng vốn 171 triệu USD. SHTP có 13 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 14 dự án đang xây dựng, tám dự án đang triển khai. SHTP đã thu hút được một số tập đoàn có tiếng trên thế giới vào đầu tư như Intel, Jabil Circuit của Mỹ, Sonion của Ðan Mạch, Nidec của Nhật Bản... Lớn nhất là dự án Intel đầu tư một tỷ USD cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chipset, chiếm gần 60% tổng vốn đăng ký đầu tư hiện nay tại SHTP…..

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ- TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998. Với tổng diện tích 1586 ha, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích với 4 phân khu chính: Khu Công nghiệp công nghệ cao (cho các công ty thuê đất để sản xuất); Khu Nghiên cứu, triển khai và đào tạo, Khu Phần mềm, Khu Thương mại - dịch vụ công nghệ cao (trung tâm hội nghị quốc tế, trung tâm hội chợ triển lãm, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao...). Được hình thành ý tưởng từ năm 1992, nhưng đến năm 1998, Khu Hoà Lạc mới có quy hoạch chi tiết. Cách thủ đô Hà Nội 30 km về phía Tây, là một bộ phận trong chuỗi đô thị phát triển không gian Hà Nội về phía Tây của Chính phủ với rất nhiều dự án trọng điểm như: Khu Liên hợp thể thao quốc gia, Trung tâm Hội nghị quốc gia, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Cụm Công nghiệp tỉnh Hà Tây, vv.. Nằm trong khu vực tập trung trên 60% năng lực khoa học và công nghệ của cả nước, giữa quần thể các cơ sở mới của nhiều trường đại học, nhiều viện nghiên cứu có tiềm năng phong phú về nguồn nhân lực trình độ cao như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kiến trúc, Đại học Quốc gia Hà Nội...

Khu công nghệ phần mềm Quang Trung, được khởi công xây dựng từ tháng

10/2000, chính thức hoạt động vào ngày 16/3/2001, Công viên phần mềm Quang Trung là một trong 12 công trình trọng điểm cho kế hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2005. Với diện tích trên 430.000m2, Công viên phần mềm Quang Trung hiện có 104 doanh nghiệp công nghệ thông tin đang hoạt động (55% là của nước ngòai) với 15.000 người thường xuyên làm việc và học tập trong đó có 3.500 kỹ sư, kỹ thuật viên sản xuất phần mềm. Được chia làm các khu vực với chức năng khác nhau như khu sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, khu triển lãm, khu nhà ở và khu vực giải trí nhằm đảm bảo các điều kiện hoạt động về ăn ở, sinh sống, làm việc và giải trí cho các

chuyên viên công nghệ thông tin. Công viên phần mềm Quang Trung đang cung cấp một môi trường xanh, sạch để có thể phục vụ cao nhất cho nghiên cứu khoa học với mục tiêu thu hút 20.000 người đến học tập và làm việc vào năm 2010.

Trên đây là một số điểm sáng mà luận án chỉ ra trong muôn vàn điểm sáng, cách làm năng động, sáng tạo, biết dựa vào tri thức, nhằm tạo ra sự đổi mới và phát triển theo hướng kinh tế tri thức ở nước ta. Đáng chú ý nhất là các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp dựa vào sáng chế, công nghệ mới, các doanh nghiệp khoa học công nghệ, kinh doanh trong lĩnh vực ICT... Đó chưa phải hoàn toàn những cũng là những bước phát triển trong giai đoạn đầu đi vào kinh tế tri thức, đó cũng là những đơn vị biết tiếp thu những tri thức mới, công nghệ mới để đổi mới sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả rõ rệt. Những nhân tố mới đó nói lên rằng, chính sách chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân thực sự là động lực cho phát huy mọi năng lực sáng tạo, hướng tới kinh tế tri thức. Nếu tiếp tục đổi mới hơn nữa theo hướng đó thì sẽ tạo được những bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế ở nước ta theo hướng kinh tế tri thức. Thực tế đó nói lên rằng đẩy vận dụng phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tính khả thi và thậm chí đã trở nên cấp bách, bởi vì nước ta cần và buộc phải hội nhập với thế giới đang phát triển ngày càng nhanh, với một nhịp độ và chất lượng dựa trên những thành tựu KH&CN và tổ chức quản lý mới nhất.

2.3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TIẾP CẬN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)