thức thay đổi căn bản
Nền kinh tế tri thức thích ứng với một xã hội tri thức, đó là một xã hội học tập và học tập suốt đời. Học tập sẽ trở thành thị trường rộng lớn và quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Để phát triển kinh tế tri thức, phải có lực lượng lao động được đào tạo tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho ngành mình làm việc, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng, thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, dễ dàng chuyển sang những ngành nghề mới. Tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng mới của nền kinh tế chủ yếu là do đội ngũ nhân lực này. Lực lượng công nhân tri thức tăng nhanh, đó là những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp làm ra sản phẩm, như những lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, thiết kế sản phẩm trên máy tính, những người điều khiển máy móc đòi hỏi có trình độ tri thức nhất định....Trong các ngành công nghiệp dịch vụ dựa vào công nghệ cao, phần lớn những người lao động là công nhân tri thức. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về công nhân tri thức. Có nước coi những người làm công tác quản lý, những viên chức chính phủ cũng là công nhân tri thức.
Hiện nay, ở các nước OECD, công nhân tri thức chiếm khoảng 60-70% lực lượng lao động (tùy theo cách xác định thế nào là công nhân tri thức). Ở các nước Đông Nam Á
đang phát triển nhanh như Malaysia, Thái Lan, Philippin, tỷ lệ công nhân tri thức trong tổng số lao động xã hội nằm trong khoảng 20 - 25%. Trong môi trường của nền kinh tế tri thức, hệ thống giáo dục truyền thống buộc phải thay đổi, chuyển sang hệ thống học tập suốt đời. Tri thức ngày nay phát triển rất nhanh chóng và cũng trở nên lạc hậu nhanh chóng. Mỗi người làm việc trong nền kinh tế tri thức phải biết cách tiếp cận những thông tin mới nhất mà họ cần cho một nhiệm vụ cụ thể của mình, biết lấy nó ở đâu, biết làm như thế nào, và biết cách khai thác, sử dụng các thông tin ấy để sáng tạo ra những sản phẩm theo mục đích đã định trước. Hệ thống giáo dục mới phải chú trọng bồi dưỡng cho người học năng lực, kỹ năng ấy. Không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng, thích nghi nhạy bén với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của tri thức - đó là yêu cầu cơ bản nhất đối với nguồn nhân lực trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi mọi người phải thường xuyên học tập, học tập suốt đời, không ngừng nâng cao kỹ năng, phát triển nghề nghiệp liên tục. Chỉ có như vậy mới có thể truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu, sáng tạo ra và vận dụng tri thức mới, biến tri thức thành giá trị. Hiện nay, ở các nước phát triển, tỷ lệ người lao động tham gia chế độ học tập thường xuyên thường đạt tỷ lệ khoảng 35 - 40%.
Hiện nay, đối với đa số các nền kinh tế, nền tảng tri thức quốc gia là chìa khoá của sự giàu có bền vững của quốc gia; một nền kinh tế dễ bị tổn thương nếu phần lớn nền tảng tri thức của nó phải dựa vào bên ngoài. Một nền kinh tế nhờ vào sự may mắn được sở hữu những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ không thể giữ vững vị trí của mình nếu không phát triển được lực lượng khoa học và công nghệ, nhất là về số lượng và chất lượng chuyên gia thuộc các lĩnh vực công nghệ cao. Trong nền kinh tế tri thức, đầu tư vào giáo dục phổ thông, giáo dục sau trung học và hệ thống học tập suốt đời được xem như khoản đầu tư quốc gia quan trọng hàng đầu - đó là đầu tư vào vốn trí tuệ. Hiện thời, “kho tri thức” toàn cầu đang được hình thành, và đó chính là cơ hội lớn cho tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp. Ai có điều kiện truy cập và có chính sách đúng để khai thác “kho tri thức” này thì xây dựng được năng lực cạnh tranh và phát triển; ngược lại sẽ bị đè nén và gạt ra ngoài lề. Tri thức khác với những hàng hoá thông thường do những đặc tính “công cộng” của nó, nên tầm quan trọng ngày càng tăng của nó sẽ làm tăng thêm những thách thức mới đối với chính sách công cộng. Sự tác động của các áp lực ngày càng tăng đối với quá trình quốc tế hoá kinh doanh và chiều hướng tri thức mới tạo ra môi trường kinh doanh mới hoàn toàn khác với bất kỳ loại tác động nào trong quá khứ.
Mọi người học suốt đời, không ngừng phát triển tri thức, nâng cao kỹ năng, phát triển sức sáng tạo, thích nghi với sự phát triển, thúc đẩy đổi mới. Xã hội học tập là nền
tảng của kinh tế tri thức. Với sự bùng nổ thông tin và liên tục đổi mới công nghệ, đổi mới tri thức, mô hình giáo dục truyền thống (đào tạo xong rồi ra làm việc) không còn phù hợp nữa, mà phải chuyển sang mô hình đào tạo suốt đời: đào tạo cơ bản, ra làm việc và tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Hệ thống giáo dục trong nền kinh tế tri thức phải đảm bảo cho mọi người bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng có thể học tập được. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời. Đầu tư cho giáo dục và cho khoa học chiếm tỷ lệ rất cao - nói chung đầu tư vô hình cao hơn đầu tư hữu hình. Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.
Nhờ có mạng Internet, hình thức giáo dục từ xa qua mạng (e-learning) rất phát triển. Hiện nay, hầu hết các trường đại học trên thế giới đều có hệ thống e-learning, có trường đã áp dụng e-learning cho toàn khoá học, từ lúc tuyển sinh đến khi tốt nghiệp, sinh viên không phải đến trường.
Để đạt được những mục tiêu giáo dục như trên ngoài việc đưa ra những chiến lược giáo dục phù hợp với mình, thì một điều không thể thiếu được là chính phủ những nước này không ngừng gia tăng chi phí cho giáo dục tính cả trên tỷ trọng ngân sách và bình quân đầu người. Bảng 1.2 ở dưới đây cho ta thấy chi tiêu giáo dục ở một số nước.
Bảng 1.2 Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục một số nước năm 2007
Tên quốc gia
Tỷ trọng chi phí cho giáo dục
% GDP % Chi tiêu Chính Phủ Nhật Bản 3,5 9,5 Singapore 2,9 15,3 Thái Lan 3,9 20,9 Pháp 5,6 10,6 Đức 4,4 9,7 Phần Lan 6,1 12,6 Đan Mạch 8,3 15,5 Hà Lan 5,6 12,0 Mỹ 5,7 14,8
Nguồn: Tổng hợp từ Global education digest 2009, www.oecd.org/els/education/ei/eag/ Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục ở một số nước thể hiện mức độ đầu tư của chính phủ cho giáo dục tuy nhiên con số bình quân đầu người quy đổi theo ngang giá sức mua (PPP) mới đánh giá được thực chất mức độ chi tiêu cho giáo dục mà mỗi người dân nhận được.
Tuy nhiên Hình 1.7 dưới đây cho thấy mức độ đầu tư giáo dục không ngừng tăng cao của Mỹ (quốc gia có trình độ giáo dục và nền kinh tế tri thức phát triển).
Hình 1.7 Chi phí giáo dục của Mỹ giai đoạn 1990-2019
Nguồn : Chi tiêu của chính phủ Mỹ 2008,
http://www.usgovernmentspending. com/year2008_US.html.
Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Tuy nhiên, do quy mô ngân sách của nước ta bé và tổng mức ngân sách giáo dục nhỏ, mức chi bình quân cho một học sinh, sinh viên rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Tóm lại, có thể tổng kết những điểm cơ bản khác biệt giữa kinh tế tri thức và kinh tế công nghiệp qua Bảng 1.3 dưới đây :
Bảng 1.3: Các tiêu chí phân biệt giữa kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức Tiêu chí Kinh tế công nghiệp Kinh tế tri thức
Yếu tố sản xuất chủ yếu Vốn, lao động Tri thức
Công nghệ chủ đạo Cơ khí hóa, điện khí Số hóa, tự động hóa, nano, sinh học Yếu tố cạnh tranh quyết định Giá thành sản phẩm Sáng chế, chất lượng, thời gian Mô hình đổi mới Tuyến tính Đan xen, tương tác
Cơ sở hạ tầng quan trọng nhất Giao thông Xa lộ truyền thông, mạng thông tin Mục tiêu lao động Đủ việc làm Thu nhập cao, bước đầu theo nhu cầu Yêu cầu giáo dục Kỹ năng chuyên Đào tạo cơ bản, học tập suốt đời Việc làm Ổn định Có rủi ro, có cơ hội
Nguồn : Tổng hợp từ [18],[14] Tỷ USD
Phương thức phát triển cơ bản của kinh tế tri thức là học hỏi. Trong nền kinh tế tri thức, mỗi người có được bao nhiêu tri thức là do việc học tập tri thức và năng lực chuyển hóa tri thức của cá nhân. Để không ngừng trau dồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo, mọi người đều phải học tập, học thường xuyên, học ở trường và học trên mạng thông tin, cả xã hội học tập.
Với sự bùng nổ thông tin và liên tục đổi mới công nghệ, đổi mới tri thức, mô hình giáo dục truyền thống (đào tạo xong rồi ra làm việc) không còn phù hợp nữa, mà phải đào tạo cơ bản, ra làm việc và tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Con người phải học tập suốt đời, vừa học vừa làm việc. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng có thể học tập được. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường đang thay đổi, các tổ chức (doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước) phải trở thành một tổ chức học hỏi (learning organization) hay nói cách khác, thực hiện việc học hỏi của tổ chức (organizational learning). Việc biến đổi các tổ chức dưới dạng đang tồn tại thông thường học hỏi có một vai trò đặc biệt quan trọng và là phương thức phát triển cơ bản của kinh tế tri thức.