Kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ đến quan hệ sản xuất

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 55)

mạnh mẽ đến quan hệ sản xuất

Kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ dưới hình thái tư bản chủ nghĩa, nhưng sự phát triển của nó lại đang bị giới hạn bởi hình thái ấy. Kinh tế tri thức đang khơi sâu những mâu thuẫn nan giải trong nền kinh tế toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy cuộc khủng hoảng dai dẳng về xã hội và chính trị trong lòng chủ nghĩa tư bản,cho đến khi kinh tế tri thức có được hình thái kinh tế - xã hội phù hợp hơn. Theo nghiên cứu của Nuala Beck & Associates Inc (Canađa, 2001). Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã và đang phải "đại điều chỉnh" quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, với ý đồ khắc phục các mâu thuẫn vốn có. Công nhân được hưởng lương cao hơn, thu nhập nhiều hơn, có trình độ học vấn khá hơn, có văn hoá hơn; được hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, được mua cổ phần, được tham gia quản lý, v.v... Phong trào đấu tranh của công nhân có vẻ dịu đi, nhưng chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt với mâu thuẫn nan giải: chủ nghĩa tư bản độc quyền với hệ thống kinh tế vì lợi nhuận tối đa đang làm gia tăng nhanh sự bất công xã hội, gây cản trở cho sự phát triển của khoa học công nghệ, lợi ích do cách mạng tri thức đưa lại khó có thể được chia sẻ hợp lý cho mọi người.

Trong nền kinh tế tri thức, trình độ xã hội hoá tư liệu sản xuất rất cao: thông tin, tri thức trở thành nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, mạng thông tin là cơ sở hạ tầng chung cho tất cả các hoạt động của xã hội. Nếu có một chế độ xã hội và thể chế chính trị phù hợp thì tri thức và công nghệ sẽ không ngừng phát triển và đem lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội; thế nhưng, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa hiện nay, những tài sản chung đó vẫn đang bị chiếm hữu tư nhân vì lợi nhuận tối đa của một nhóm người; xã hội được hưởng một phần lợi ích chỉ khi lợi nhuận kếch sù của nhóm người nắm giữ độc quyền sở hữu những công nghệ cao được thực hiện.

Phần mềm máy tính - loại sản phẩm quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức bao giờ cũng là kết quả kế thừa và phát triển từ nhiều ý tưởng, nhiều phần mềm đã có của người khác; tác giả phần mềm có công đóng góp nhất định, dù xứng đáng được thụ hưởng kết quả sáng tạo, song không thể coi cả phần mềm đó là sở hữu riêng; thế nhưng dưới chủ

nghĩa tư bản, nhiều doanh nghiệp phần mềm trở thành một loại hình độc quyền mới, gây cản trở việc phát triển phần mềm và việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Người ta ca ngợi rất nhiều về tài năng của Bill Gates và sự phát triển thần kỳ của công ty Microsoft của ông ta, nhưng cũng phải thấy rằng ông ta không chỉ dựa vào tài năng trí tuệ mà còn nhờ những thủ đoạn kinh doanh tư bản chủ nghĩa để giàu lên nhanh chóng đến mức kỳ lạ. Ai cũng biết Microsoft đóng góp không nhỏ vào sự phát triển công nghệ thông tin, nhưng sự độc quyền chạy theo lợi nhuận tối đa đang cản trở sự phát triển. Chế độ sở hữu trí tuệ hiện hành lại đang bảo vệ cho họ.

Tương tự như thế trong lĩnh vực công nghệ sinh học, với những thành tựu to lớn đạt được gần đây, đặc biệt là thành tựu về giải mã bộ gien người, việc chữa trị các bệnh nan y không còn khó khăn như trước đây; thế nhưng nhiều công ty dược phẩm ở các nước tư bản phát triển chỉ tập trung đầu tư sản xuất những loại thuốc rất đắt tiền cho người giàu, để kiếm lợi nhuận kếch sù, trong khi hầu như rất ít quan tâm đến những người nghèo đang chết dần chết mòn vì những căn bệnh rất dễ trị. Thuốc chữa trị các bệnh hiểm nghèo thì giá rất đắt, người nghèo không tiếp cận được (một số nước châu Phi bị dịch HIV/AIDS hoành hành, nhưng hầu như toàn toàn bất lực, vì không có khả năng mua thuốc chữa trị). Tổng thư ký K.Annan trong báo cáo trình Đại Hội đồng Liên Hợp quốc về kinh tế - xã hội (năm 2000) đã thừa nhận: “Tri thức là của chung của nhân loại, không thể bị chiếm hữu

riêng được”.

Lẽ ra tri thức và thông tin phải được chia sẻ cho mọi người, được sử dụng vì sự giàu có, hạnh phúc, sự phát triển con người. Thế nhưng sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, sự gia tăng toàn cầu hoá hiện nay đang làm cho khoảng cách giàu nghèo gia tăng nhanh chóng: tình trạng bất công xã hội, sự suy thoái về văn hoá, đạo đức, các tệ nạn xã hội.... ngày một gia tăng. Nguyên nhân là bởi trật tự thế giới bất công hiện nay do chủ nghĩa tư bản áp đặt. Báo cáo về phát triển con người năm 1999 đã phác thảo bức tranh khá đầy đủ về những mâu thuẫn nan giải hiện nay trên thế giới và đi tới kiến nghị cần một “cơ chế quản lý nền kinh tế toàn cầu dân chủ hơn, bình đẳng hơn”. Trong các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, của OECD, APEC... và của nhiều nước về chiến lược đi tới kinh tế tri thức, đều nêu lên vấn đề phải “nhận thức lại chính phủ”, “tái

tạo lại chính phủ”, “cải tổ chính phủ”, “thay đổi cơ chế cai quản thế giới”, “thay đổi trật tự kinh tế thế giới”,... Phải chăng điều đó đã nói lên sự bất cập của hệ thống chính trị hiện

có trên thế giới trước sự phát triển ngày càng mạnh của kinh tế tri thức.

Sự chuyển biến của lực lượng sản xuất xã hội từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dựa vào tri thức tất yếu sẽ dẫn tới sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan

hệ sản xuất mới phù hợp hơn, cũng giống như trước đây khi kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp thì chế độ phong kiến đã bị thay thế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa. Đối với các nước đi sau, nhất là các nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tri thức không có nghĩa là xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu và cách thức hoạt động giống như kinh tế tri thức đã hình thành và phát triển trong các nền kinh tế phát triển nhất, mà chính là vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc tạo ra tri thức và sử dụng tri thức để phát triển kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đích thực trong tương lai chắc chắn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho mọi khả năng của con người phát triển, mở đường rộng rãi cho kinh tế tri thức phát triển. Tri thức, thông tin là của chung của xã hội, mọi người tham gia vào việc tạo ra, quảng bá và sử dụng tri thức và thông tin vì sự phát triển của xã hội và của mỗi người. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học,

chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận..." [12, tr. 131].

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)