TẾ QUỐC TẾ
3.4.1.2 Cần triệt để đổi mới doanh nghiệp khâu then chốt sản xuất ra sản phẩm của nền kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
phẩm của nền kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp là trọng tâm của nền kinh tế, quyết định sự thành bại, chất lượng phát triển của nền kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, thực tế ở một số nước có nền kinh tế tri thức phát triển cho thấy, doanh nghiệp là chủ thể của quá trình truy cập và có đóng góp quan trọng vào kho tri thức toàn cầu, doanh nghiệp vận dụng tri thức mới vào thực tiễn, tạo ra giá trị mới. Chi phí đầu tư nghiên cứu phát triển của các công ty đa quốc gia trên thế giới chiếm 87% đầu tư cho nghiên cứu phát triển toàn cầu và khối doanh nghiệp Mỹ đầu tư cho nghiên cứu R&D chiếm 67% tổng đầu tư R&D [70]. Vì vậy, phát triển nhanh các doanh nghiệp mới và đổi mới doanh nghiệp là khâu trung tâm
của quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng kinh tế tri thức, cần bảo đảm các điều kiện về thể chế, văn hóa, tinh thần nhằm tạo dựng được một môi trường kinh doanh sôi động, cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao tính cạnh tranh dựa vào khả năng sáng tạo và sự đổi mới không ngừng. Lấy việc đổi mới công nghệ làm trọng tâm chỉ đạo việc phát triển, thành lập doanh nghiệp.
Đổi mới công nghệ phải được xem là nhiệm vụ trung tâm của doanh nghiệp khu vực nhà nước, trong thời gian trước mắt, về định hướng quốc gia, những doanh nghiệp này vẫn được xem là đầu tầu và mũi nhọn của nền kinh tế, nên đổi mới công nghệ và tăng cường tính hiệu quả, toàn diện của hệ thống sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực công nghệ vẫn mang tính quyết định của nền kinh tế. Phấn đấu doanh nghiệp phải trở thành chủ thể chính của hệ thống đổi mới, hướng dẫn doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, nhận thấy rằng, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải hướng vào thị trường, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, tích cực chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, tăng lợi ích kinh tế bằng cách dựa vào tiến bộ công nghệ và đổi mới công nghệ trong nước và quốc tế.
Doanh nghiệp nào không đổi mới, làm ăn sẽ không hiệu quả dẫn đến giải thể hay chuyển đổi, sáp nhập. Do đó đổi mới là sự sống còn của doanh nghiệp. Thời đại này là thời đại của công nghệ mới "bùng nổ", tạo rất nhiều cơ hội cho phát triển doanh nghiệp mới hoặc chuyển đổi doanh nghiệp hiện có. Cần thấy rằng đổi mới công nghệ thường đi đôi với sự thay đổi ngành nghề, thay đổi các phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh, gây nhiều rủi ro. Đó cũng là sự phá huỷ cái cũ để xây dựng cái mới. Có thành công hay không trong quá trình đổi mới đó là do năng lực của con người. Cho nên, phải quán triệt thật sâu sắc cả trong nhận thức và hành động một triết lý phát triển mới: năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế bắt nguồn từ năng lực cạnh tranh của nền giáo dục. Các doanh nghiệp phải năng động, linh hoạt, đổi mới theo kịp sự phát triển trên cơ sở làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường, xây dựng chiến lược đổi mới, chiến lược phát triển của mình; phải rất coi trọng quản lý tri thức, xây dựng năng lực; có quyết định nhanh nhưng thận trọng để tránh rủi ro thường hay xảy ra khi đổi mới. Đến khi không còn sức cạnh tranh, kém hiệu quả mà không thể đổi mới được thì phải chuyển đổi hướng kinh doanh. Cơ hội cho kinh doanh mới ngày nay có rất nhiều đối với những ai năng động sáng tạo. Việc làm được tạo ra do mở rộng sản xuất chỉ là một phần, một phần nữa ngày càng quan trọng đó là do công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra, số người mất việc làm ở chỗ này sẽ tìm được việc ở nơi khác. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho quá trình đổi mới này đó là đào tạo lại nhân lực, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường....Thực tế ở nước ta những
năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới, trong số đó đáng mừng là sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân. Tuy vậy, ở trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả kinh doanh và dẫn dắt còn chưa cao mặc dù được đầu tư và ưu đãi với những nguồn lực lớn. Còn không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dựa dẫm vào Nhà nước, không đổi mới vẫn cứ tồn tại, gây thiệt hại cho nền kinh tế không nhỏ. Đó là những trở ngại lớn trên con đường đi tới kinh tế tri thức. Một nguyên nhân quan trọng là do ta còn duy trì quá lâu những hình thái biến tướng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải đầu tư vào khoa học công nghệ, để có thể thường xuyên đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Tỷ lệ chi phí cho R&D so với doanh thu của các doanh nghiệp nước ta chưa đáng kể, còn ở các nước phát triển nhanh thì thông thường là 6 - 8%, riêng trong các ngành công nghệ cao thì có thể đến 12 - 20%. Cần lưu ý rằng ở hầu hết các nước phát triển nhờ có các doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nên các công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, công nghệ vật liệu mới,…đã tạo được động lực phát triển rất nhanh trong những thập kỷ qua, và cũng nhờ đó mà rất nhiều doanh nghiệp chỉ trong một, hai thập kỷ từ tay không đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới như Hàn Quốc và Singapore là những ví dụ về quốc gia, cũng như SamSung, Hyundai, Toshiba, … là những ví dụ về doanh nghiệp.
Hỗ trợ tài chính và thuế cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Tập trung hỗ trợ tài chính theo dự án, theo nội dung đổi mới công nghệ; thành lập quỹ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; trợ giúp vốn cho việc chuyển giao, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới và công nghệ cao. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ ngân sách; đặt hàng những công nghệ có chất lượng cao, những thiết bị, sản phẩm liên quan thay vì nhập ngoại. Đối với việc nhập công nghệ và thiết bị tiên tiến mà không thể tìm được ở trong nước thì thực hiện chính sách thuế ưu đãi. Ưu đãi thuế doanh thu đối với thu nhập từ chuyển giao công nghệ, phát triển công nghệ, liên quan đến tư vấn công nghệ, dịch vụ công nghệ... thì có thể được miễn giảm. Trong đó doanh nghiệp ICT và ICT là chìa khoá dẫn đến đổi mới doanh nghiệp và nhanh chóng biến những doanh nghiệp chuyển đổi thành
“doanh nghiệp tri thức”, bởi vì:
Thứ nhất, ứng dụng ICT giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin về công nghệ và từ
đó thấy được những công nghệ nào cần thiết cho mình, công nghệ nào, khâu nào của sản xuất cần cải tạo và đổi mới, dịch chuyển từ công nghệ cũ sang công nghệ mới dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn, tự động hoá cao, thay thế lao động thủ công, tăng vượt bậc năng suất lao động, và đặc biệt tạo ra nhiều sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao.
Thứ hai, ứng dụng ICT, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, trực tiếp giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước một cách dễ dàng, thế giới trở nên phẳng và mọi cách trở địa lý dường như không còn. Khách hàng giao dịch thông qua thương mại điện tử, giảm đáng kể chi phí, mở rộng sản xuất.
Thứ ba, ICT giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý nhân sự, tài chính,
tài sản, quản trị các nguồn lực doanh nghiệp (ERP), tối ưu hoá các quá trình, nhờ đó tăng năng suất lao động, giảm nhân lực, hạ giá thành sản phẩm.
Thứ tư, ứng dụng ICT trở thành nhu cầu hằng ngày của doanh nghiệp, như thức ăn
nước uống đối với con người; cung cấp thường xuyên tri thức về công nghệ, về thị trường, về sự cạnh tranh đổi mới khắp nơi trên thế giới, làm tăng vốn trí tuệ của doanh nghiệp, đổi mới tư duy chiến lược của những cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, nâng cao năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực - đó là những yếu tố cơ bản nhất giúp nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới để phát triển, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào mức độ ứng dụng ICT của doanh nghiệp.
Tăng cường hiệu lực của hành lang pháp lý và điều hành nhằm hỗ trợ và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong khuôn khổ các bước tiến đạt được trong môi trường pháp lý chung cho cả nền kinh tế. Điều này đòi hỏi không chỉ một hệ thống luật pháp ổn định và minh bạch mà còn đòi hỏi cả sự lãnh đạo công bằng và không có bất kỳ một ngoại lệ hay đặc quyền nào. Điều đó cũng có nghĩa là phải xóa bỏ tất cả các cơ chế quan liêu cửa quyền gây cản trở cho sự đổi mới.
Nâng cao tính linh hoạt của thị trường lao động. Quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ một nền kinh tế mang nặng tính nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và nay là sang một nền kinh tế dịch vụ, tri thức tạo ra nhu cầu to lớn về một lực lượng lao động có sự linh hoạt cao. Nó đòi hỏi phải nhanh chóng xóa bỏ những quy định hạn chế tính năng động của lực lượng lao động. (Ví dụ: vấn đề hộ khẩu, bảo hiểm y tế, học hành cho trẻ em,…).
Phát triển hiệu quả hệ thống an sinh xã hội. Việc cải cách hệ thống đảm bảo lương hưu và trợ cấp thất nghiệp là rất cần thiết để có thể đảm bảo tái sử dụng lực lượng lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc trưng dụng đội ngũ lao động vốn chưa phải là bộ phận của cơ cấu lao động thông thường, nhất là lực lượng lao động chưa có việc làm ổn định ở khu vực thành thị và trong ngành nông nghiệp. Đây là vấn đề đặc biệt nổi cộm đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong giai đoạn xây dựng kinh tế tri thức.
Đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những biện pháp cần được thực hiện đầu tiên là tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn bằng việc giảm thiểu sự thiên vị đối với các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là lĩnh vực dịch vụ hiện đại như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, bán buôn, bán lẻ; kinh doanh bất động sản (nhà đất); dịch vụ cảng, hàng hải quốc tế. Những biện pháp này bao gồm việc giảm thiểu những cản trở về mặt quản lý đối với việc thành lập những doanh nghiệp mới và việc cung cấp cho chúng phương tiện tiếp cận với nguồn tài chính, những thông tin về thị trường và kỹ thuật và các kỹ năng kinh doanh.
Hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở những ngành công nghệ cao để tạo thành những hạt nhân trong các lĩnh vực công nghệ cao. Chính quyền địa phương cần tạo ra các điều kiện ban đầu cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp loại này trên một dải rộng hơn các lĩnh vực công nghệ hiện đại thay vì chỉ tập trung vào công nghệ thông tin như hiện nay.