Đầu tư mạo hiểm có xu hướng gia tăng mạnh trong nền kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 41)

Do sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất cơ bản nhất, "sản xuất" ra các ngành khác, đem lại lợi nhuận nhiều nhất, cho nên trong giai đoạn hiện nay, chính phủ và các nhà doanh nghiệp ở nhiều nước đều rất chú trọng đầu tư cho việc ươm tạo, phát triển các công nghệ mới và các doanh nghiệp khoa học – công nghệ, doanh nghiệp sáng tạo

(start-up). Loại hình đầu tư kiểu mới này có rất nhiều rủi ro, vì hoạt động nghiên cứu phát triển các sáng chế mới, sản phẩm mới có thể thành công mà cũng có thể thất bại, nhưng chỉ cần tạo ra và đưa vào ứng dụng một sáng chế có giá trị đối với quá trình đổi mới, thì lợi ích do nó đưa lại sẽ gấp rất nhiều lần chi phí đã bỏ ra.

Tạo ra tri thức là rất quan trọng, nhưng việc đưa tri thức đó vào các lĩnh vực của đời sống để tạo ra sự đổi mới lại càng quan trọng hơn, có như thế thì tri thức mới có thể biến thành giá trị, trở thành nguồn vốn chủ yếu của sản xuất. Đó là quá trình chuyển giao tri thức. Chuyển giao tri thức thông qua nhiều con đường, như đào tạo để những người đã qua đào tạo sử dụng tri thức trong quá trình hành nghề (bác sĩ chữa bệnh, kỹ sư xây dựng công trình ...), thương mại hoá các sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác (hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán li xăng...), v.v... Thế nhưng các trường đại học, các viện nghiên cứu thường vẫn rất khó khăn về nguồn vốn để biến những ý tưởng sáng tạo, những kết quả nghiên cứu của mình thành sản phẩm; nhiều khi muốn làm ra sản phẩm mẫu cũng không dễ dàng do thiếu vốn đầu tư.

Vốn đầu tư mạo hiểm sinh ra chính là để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học. Thương mại hoá một cách lành mạnh các hoạt động nghiên cứu là quá trình đưa các sản phẩm khoa học có khả năng ứng dụng thương mại từ phòng thí nghiệm đến thị trường. Thông thường, người ta hiểu thương mại hoá chỉ là nói về công nghệ. Đó là một sai lầm: những nghệ thuật sáng tạo, các khoa học xã hội cũng có tiềm năng lớn dẫn tới những ngành công nghiệp có lợi nhuân cao.

Năm 2001 Scotland đã thu được từ các ngành công nghiệp sáng tạo khoảng 5 tỷ bảng Anh, bằng 4% GDP và đã tạo thêm 100.000 chỗ làm việc. Các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm ra đời vào những năm 70, phát triển mạnh từ đầu những năm 90 thế kỷ XX, đến năm 2004, trên toàn thế giới đã có trên 4000 doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, vốn đầu tư mạo hiểm toàn thế giới đạt khoảng 50 tỷ USD. Để cung cấp các nhà kinh doanh đầu tư mạo hiểm, Viện đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Intitute) ở Atlanta (Mỹ) đã được thành lập năm 1974. Khi thành lập dự kiến vòng đời của Viện chỉ khoảng 2 năm, thế nhưng đến nay đã qua 30 năm tồn tại và Viện đã đào tạo được hơn 4.000 chuyên gia thành công trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm [75]. Chương trình giảng dạy của Viện nhằm vào tăng cường sự hiểu biết của người học về toàn bộ quá trình đầu tư vốn rủi ro, chú trọng nhiều đến phương pháp đánh giá, xử lý các yếu tố khó định lượng, các tác động do công nghệ mới gây ra trong khi đưa ra quyết định đầu tư. Chương trình được cập nhật, bổ sung hằng năm, phản ánh kịp thời những thay đổi trong các chiến lược đầu tư, điều kiện và môi trường của ngành công nghiệp rất năng động này. Làm được như vậy là nhờ Viện có quan

hệ chặt chẽ với những người lãnh đạo Hiệp hội đầu tư doanh nghiệp nhỏ và Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm. Tổng khối lượng đầu tư tăng cao theo các năm và giảm vào thời gian giữa 2008 đến Quý I năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và bắt đầu phục hồi từ Quý II năm 2009 đến Quý I năm 2010 (xem Hình 1.6).

Hình 1.6 Tổng vốn đầu tư mạo hiểm của Mỹ giai đoạn 2008-2010

Nguồn : National Venture Capital Association,

http://www.nvca.org/index.php?option=com_content&view=article&id= 260:vc-investments-q1-2010-moneytree&catid=131&Itemid=528)

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)