- Quy luật phủ định của phủ định.
8.1.3.2. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc th−ợng tầng.
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh
tế của một xã hội nhất định.
- Kiến trúc th−ợng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuậtcùng với những thiết chế xã hội t−ơng ứng nh− nhà n−ớc, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội đ−ợc hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Cơ sở hạ tầng và kiến trúc th−ợng tầng là hai mặt cấu thành hình thái kinh tế – xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc th−ợng tầng; song kiến trúc th−ợng tầng cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc th−ợng tầng tr−ớc
hết thể hiện ở chỗ: mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc th−ợng tầng t−ơng ứng với nó. Tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định tính chất của kiến trúc th−ợng tầng. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng giữ địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, t− t−ởng.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc th−ợng tầng còn thể hiện ở chỗ: cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc th−ợng tầng cũng thay đổi theo. C.Mác viết : “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúc th−ợng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh chóng”.
Trong các yếu tố của kiến trúc th−ợng tầng, có những yếu tố thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng nh− chính trị, pháp quyền nh−ng cũng có những yếu tố thay đổi chậm nh− tôn giáo, nghệ thuật. Trong xã hội có giai cấp, thay đổi căn bản kiến trúc th−ợng tầng phải thông qua đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội.
96
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc th−ợng tầng, kiến trúc th−ợng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, nh−ng kiến trúc th−ợng tầng lại có tính
độc lập t−ơng đối trong quá trình vận động, phát triển và có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng.
Trong xã hội có giai cấp, nhà n−ớc là yếu tố tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng vì nó là bộ máy quyền lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế. Các yếu tố khác của kiến trúc th−ợng tầng nh− triết học, đạo đức, tôn giáo cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng, nh−ng bị nhà n−ớc, pháp luật chi phối.
Sự tác động của các yếu tố kiến trúc th−ợng tầng đối với cơ sở hạ tầng th−ờng diễn ra theo nhiều xu h−ớng khác nhau. Trong đó, chức năng xã hội của kiến trúc th−ợng tầng thống trị là xây dựng, củng cố, phát triển và bảo vệ cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó. Mỗi giai cấp chỉ có thể giữ vững đ−ợc sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố đ−ợc sự thống trị về chính trị, t− t−ởng.
Sự tác động của kiến trúc th−ợng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc th−ợng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ng−ợc lại, sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm tiến bộ xã hội.
Tuy kiến trúc th−ợng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nh−ng không làm thay đổi đ−ợc xu h−ớng phát triển khách quan của xã hội. Xét đến cùng, nhân tố kinh tế quyết định kiến trúc th−ợng tầng, kinh tế quyết định chính trị. Nếu kiến trúc th−ợng tầng kìm hãm phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến trúc th−ợng tầng cũ sẽ đ−ợc thay thế bằng kiến trúc th−ợng tầng mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển.