Triết học Platôn, xét về hệ thống là triết học duy tâm khách quan.
Vấn đề bản thể luận: Platôn cho rằng "thế giới ý niệm" là cái có tr−ớc, là bản chất chân thực của mọi sự vật, hiện t−ợng trong thế giới vật chất. Còn các sự vật cảm tính chỉ là sự mô phỏng, là cái bóng của "ý niệm". Ông coi "thế giới ý niệm" là tồn tại vĩnh viễn, bất biến, luôn đồng nhất với chính bản thân mình, không phân chia đ−ợc, tách biệt với thế giới sự vật cảm tính và chỉ có thể nhận thức nó bằng t− duy lý tính. Mặt khác, Platôn cũng coi cái không tồn tại (tức vật chất) cũng có thực. Tuy nhiên, bên trong cái vỏ duy tâm khách quan đó, là những giá trị khoa học do Platôn mang lại. Đó là b−ớc chuyển biến quan trọng về t− duy triết học từ t− duy trực quan, ẩn dụ sang t− duy khái niệm, bởi vì "chỉ có t− duy khái niệm mới vạch ra bản chất của sự vật"
Quan niệm về linh hồn và lý luận nhận thức: Linh hồn con ng−ời do ý niệm sinh ra, nên nó tồn tại bất tử. Khi con ng−ời chết, chỉ chết về thể xác, còn linh hồn vẫn tồn tại. Theo Platôn, nhận thức cảm tính không phải là nguồn gốc của tri thức chân thực. Tri thức chân thực, tức tri thức hiểu biết đ−ợc ý niệm (bản chất sự vật) chỉ có thể đạt đ−ợc bằng tri thức lý tính và thể hiện thông qua khái niệm. Đối t−ợng của nhận thức không phải là thế giới khách
30
quan mà chính là ý niệm và sự nhận thức chân lý xét cho cùng là sự hồi t−ởng của linh hồn bất tử về ý niệm.
T− t−ởng chính trị: Là kẻ thù của chế độ dân chủ chủ nô Aten, Platon coi “chế độ quý tộc”, tức nhà n−ớc của tầng lớp chủ nô quý tộc là “nhà n−ớc lý t−ởng”. Đó là nhà n−ớc không có sở hữu t− nhân, các thành viên trong xã hội đ−ợc chia thành ba đẳng cấp với những nhiệm vụ rõ ràng: Các nhà triết học lãnh đạo nhà n−ớc, binh lính bảo vệ nhà n−ớc, bình dân tự do lao động tạo ra của cải vật chất còn nô lệ chỉ là những công cụ biết nói.