Tômát Hốpxơ (1588 1679) đại biểu chủ nghĩa duy vật Anh TK

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 37 - 38)

XVII

Ông là ng−ời đã hệ thống hoá chủ nghĩa duy vật của Bêcơn, mong muốn triết học Bêcơn bao trùm tất cả sau khi đã lọc bỏ những thiếu sót, sai lầm trong học thuyết đó.

Theo Hốpxơ "tri thức là sức mạnh", do đó cần phải phát triển triết học và khoa học. Triết học là hoạt động trí tuệ của con ng−ời nhằm khám phá bản chất sự vật, đ−ợc định nghĩa là "học thuyết về các vật thể". Các môn khoa học khác nh−: toán học, vật lý học, đạo đức học chỉ là các lĩnh vực khác nhau của triết học.

Hốpxơ khẳng định: thế giới vật chất tồn tại khách quan không do thần thánh nào sáng tạo ra và cũng không phụ thuộc vào ý thức con ng−ời. Song là

38

một nhà cơ học, bị chi phối bởi ph−ơng pháp t− duy siêu hình, ông không thừa nhận tính đa dạng của thế giới vật chất, mà quy thế giới vật chất về những quan hệ toán học, cơ học và chỉ thừa nhận sự tồn tại của các sự vật đơn lẻ (duy vật siêu hình). Đối với con ng−ời, theo ông trái tim là chiếc "lò xo", dây thần kinh là sợi chỉ, còn các khớp x−ơng là những bánh xe.

Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Cái gì có quảng tính và hình dạng thì tồn tại, thần thánh không có quảng tính và hình dạng nên không tồn tại.

Về lý luận nhận thức: Đối t−ợng nhận thức là các vật thể đơn lẻ, cùng

với những quan hệ số l−ợng toán học, cơ học của nó. Cảm giác, kinh nghiệm là b−ớc đầu của quá trình nhận thức. Nh−ng ông lại tách rời nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính, quy nạp và diễn dịch.

Quan niệm về xã hội: Con ng−ời là một thực thể thống nhất giữa mặt

sinh vật và mặt xã hội, tính ích kỷ và tham vọng cá nhân là nguyên nhân gây ra chiến tranh, gây ra điều ác "Con ng−ời là một động vật độc ác" Theo Hốp xơ, để duy trì trật tự xã hội, phải có "khế −ớc xã hội", mà trong đó nhà n−ớc có sứ mệnh điều hành xã hội, xử phạt ai vi phạm lợi ích chung và buộc mọi cá nhân phải tuân theo các đạo luật xã hội.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)