Là ng−ời sáng lập chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm hiện đại. Theo Bêcơn, sự phát triển của triết học và khoa học là nền tảng của công cuộc xây dựng đất n−ớc, xoá bỏ áp bức bất công trong xã hội. Chịu ảnh h−ởng của quan niệm truyền thống, Bêcơn cho rằng: Triết học là tổng thể tri thức lý luận của con ng−ời về th−ợng đế, về giới tự nhiên và về bản thân con ng−ời.
Lý luận nhận thức: Đóng góp lớn nhất của Bêcơn là lý luận nhận thức thể hiện ở những điểm sau:
Một là: Không có tri thức bẩm sinh. Mọi tri thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm và quá trình "chế biến" những kinh nghiệm đó thành hệ thống giúp ta hiểu đ−ợc bản chất, quy luật của sự vật.
37
Hai là: Muốn nhận thức đúng về thế giới khách quan thì con ng−ời phải từ bỏ những ảo t−ởng (ngẫu t−ợng) xuất phát từ tiếng Hy Lạp: "idola" có nghĩa là "hình ảnh bị xuyên tạc". Điều này cũng có nghĩa là phải loại bỏ những sai lầm trong quá trình nhận thức của loài ng−ời.
Ba là: Ông chỉ ra những hạn chế của ph−ơng pháp t− duy cũ là: "Ph−ơng pháp con nhện" xuất phát từ một số bằng chứng, một số căn cứ vụn vặt nào đó rồi vội đ−a ra các tiên đề và khẳng định một cách vô căn cứ về bản chất sự vật (giống nh− con nhện vội vàng giăng tơ trong khoảnh khắc đã xong, nh−ng không chắc chắn) và "Ph−ơng pháp con kiến" miêu tả l−ợm lặt, s−u tầm tỷ mỉ các tài liệu, các dữ kiện nh−ng không biết khái quát rút ra kết luận về bản chất sự vật (giống nh− con kiến tha mồi) từ đó ông nêu ra "ph−ơng pháp con ong" để khắc phục thiếu sót của hai ph−ơng pháp trên. Thực chất của ph−ơng pháp này là: dựa trên những tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, sau đó xử lý chế biến những tài liệu đó để phản ánh khái quát về bản chất sự vật (nh− con ong biết lấy nhuỵ hoa làm nên mật ngọt).
Theo ông, ph−ơng pháp nhận thức tối −u nhất là ph−ơng pháp quy nạp. Nhìn chung, về vấn đề ph−ơng pháp luận, Bêcơn là nhà triết học duy cảm (duy giác), tuy không cực đoan và thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên.