Tômát Đacanh (1225 1274)

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 33 - 34)

Học thuyết triết học của ông đ−ợc thừa nhận là học thuyết triết học chân chính nhất của giáo hội Thiên chúa giáo.

Đối t−ợng của triết học, theo ông, là nghiên cứu "chân lý của lý trí", còn đối t−ợng của thần học là nghiên cứu chân lý của lòng tin tôn giáo. Th−ợng đế là khách thể cuối cùng của cả triết học và thần học, nên giữa triết học và thần học không có mâu thuẫn. Nh−ng triết học thấp hơn thần học, giống nh− lý trí con ng−ời thấp hơn lý trí của thần.

Giới tự nhiên do thần thánh sáng tạo ra từ h− vô. Sự thông minh của Chúa trời quyết định sự phong phú, hoàn thiện và trật tự của giới tự nhiên. Trật tự này đ−ợc Chúa trời quy định theo thứ bậc: bắt đầu bằng các sự vật không có linh hồn (vô cơ) đến con ng−ời, đến các thần thánh và sau cùng là bản thân Chúa trời. Con ng−ời do Chúa trời sáng tạo ra theo hình dáng của mình và sắp xếp con ng−ời theo những đẳng cấp khác nhau. Nếu ng−ời nào muốn v−ợt lên đẳng cấp của mình là có tội với Chúa trời.

Về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng ông đi theo đ−ờng lối duy thực ôn hoà cho rằng cái chung tồn tại trên 3 ph−ơng diện:

+ Thứ 1, cái chung tồn tại tr−ớc sự vật, trong trí tuệ của Chúa trời. + Thứ 2, cái chung tồn tại trong các sự vật riêng lẻ.

+ Thứ 3, cái chung đ−ợc tạo thành bằng con đ−ờng trừu t−ợng hoá của trí tuệ con ng−ời từ các sự vật đơn lẻ.

34

Là một nhà triết học duy danh lớn nhất giai đoạn này. Về mối quan hệ giữa triết học và thần học, ông có ý định muốn giải phóng triết học ra khỏi sự thống trị của giáo hội, để cắt đứt mối quan hệ giữa triết học và thần học. Theo ông, thần học có đối t−ợng nghiên cứu là Th−ợng đế, còn triết học nghiên cứu hiện thực khách quan, lý trí con ng−ời chỉ có thể nhận thức đ−ợc những cái gì không tách rời những tài liệu cảm tính. Tuy nhiên, ông không hạ thấp vai trò của lòng tin tôn giáo. Theo ông, Th−ợng đế là tồn tại bất tận, không thể nhận thức đ−ợc bằng lý trí mà phải bằng lòng tin tôn giáo (duy vật không triệt để).

Về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, theo ông, cái chung không chỉ là sản phẩm của lý trí, mà nó còn có cơ sở trong bản thân sự vật (cái chung tồn tại trong cái riêng).

-Về lý luận nhận thức, theo ông, tinh thần và lý trí là hình thức của thân thể do Th−ợng đế ban cho từ khi mới sinh ra.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)