Sự phê phán của Aritxtôt đối với Platôn. Aritxtôt cho rằng, Platôn coi ý niệm nh− một dạng tồn tại độc lập, tối cao, tách rời thế giới hiện thực là một sai lầm về nhận thức, ng−ợc lại, phải coi ý niệm (khái niệm) là cái phản ánh của thế giới hiện thực, phụ thuộc vào thế giới đó. Nói cách khác, theo Aritxtôt phải có quan niệm duy vật về thế giới.
Mặt khác, Aritxtôt còn vạch ra mâu thuẫn trong quan niệm về thế giới của Platôn rằng: một mặt Platôn coi ý niệm hoàn toàn tách rời các sự vật cảm tính; mặt khác, lại khẳng định sự vật cảm tính là cái bóng của ý niệm, tức là thừa nhận sự t−ơng đồng nhất định giữa ý niệm và sự vật.
Vấn đề bản thể luận: Theo Aritxtôt , tồn tại nói chung, xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản: vật chất, hình dạng, vận động và mục đích. Nguyên nhân vật chất và hình dạng là cái mà từ đó tạo nên sự vật. Vật chất là vật liệu cấu thành sự vật. Hình dạng là cái cơ bản nhất tạo nên các sự vật đa dạng phong phú. Học thuyết về tồn tại của Arit xtôt đã xuất phát từ chính thế giới để giải thích thế giới, tìm nguyên nhân của sự vật từ chính trong bản thân nó. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nh−ợc điểm là: coi sự phát triển của giới tự nhiên giống nh− sản xuất vật chất, nên thừa nhận nguyên nhân "hình dạng" có tr−ớc nguyên nhân "vật chất" và trên hết lại có một "hình dạng của hình dạng", đó là thần thánh. Quan niệm về thế giới trên đây của Aritxtôt thể hiện lập tr−ờng duy vật không triệt để.
31
Theo Aritxtôt : giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật có cùng chung bản chất vật chất mãi mãi vận động biến đổi. Không có bản chất của sự vật nào tồn tại bên ngoài nó. Vận động gắn liền với vật chất. Cũng nh− vật chất, vận động tồn tại vĩnh viễn. Nh−ng xét cho cùng, theo ông thì vận động của vật chất là vận động có mục đích do thần thánh tạo ra, đó là quan điểm duy vật không triệt để. Ông cũng là ng−ời đầu tiên hệ thống hoá các hình thức vận động: phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di chuyển vị trí. Tuy nhiên, các hình thức vận động trên chỉ là biểu hiện cụ thể của vận động cơ học.
Quan niệm về linh hồn và lý luận nhận thức: Theo ông, không có linh
hồn bất tử, linh hồn chỉ tồn tại trong cơ thể sống và khi cơ thể chết linh hồn cũng mất theo. D−ới con mắt trực quan của một nhà triết học duy vật cổ đại, ông cho rằng, linh hồn trú ngụ ở trong tim con ng−ời.
Theo ông, thế giới khách quan là đối t−ợng của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác và kinh nghiệm (đối lập với Platôn); nh− vậy, cần phải rút ra tri thức từ việc nghiên cứu giới tự nhiên và cuộc sống con ng−ời.
Về cấp độ nhận thức:
* Nhận thức cảm tính là những tri thức về sự vật riêng lẻ có đ−ợc nhờ các giác quan con ng−ời mang lại.
* Nhận thức kinh nghiệm là những tri thức của con ng−ời về sự vật đ−ợc lặp đi lặp lại nhiều lần.
* Nhận thức nghệ thuật là những tri thức đặc thù cá biệt về sự vật đ−ợc phản ánh bằng hình t−ợng nghệ thuật.
* Nhận thức khoa học là những tri thức về bản chất sự vật, nó có khả năng chứng minh giải thích sự vật và là sự tổng hợp của nhiều cấp độ nhận thức khác nhau.
Đóng góp của ông đối với logíc học thể hiện: Phân biệt rõ ràng giữa chân lý và sai lầm; nêu ra 3 quy luật của lô gíc học hình thức: quy luật mâu thuẫn, quy luật đồng nhất và quy luật loại trừ cái thứ 3; Ông cũng nêu ra những ph−ơng pháp cơ bản của việc xây dựng khái niệm, phỏng đoán, suy luận và chứng minh.
32
Quan điểm về chính trị: theo ông, nhà n−ớc là hình thức giao tiếp cao nhất của con ng−ời. Nhiệm vụ của nhà n−ớc là phải bảo đảm cho con ng−ời có cuộc sống vật chất hạnh phúc và cả về mặt bảo đảm sự công bằng xã hội.
Về đạo đức: Đạo đức học đ−ợc Aritxtôt xếp vào loại khoa học sau triết
học. Ông đặc biệt quan tâm vấn đề phẩm hạnh con ng−ời với nội dung chính là: biết định h−ớng, biết tìm tòi sáng tạo, biết làm việc và thể hiện rõ ở quan niệm về đạo đức. Đặc biệt Aritxtôt đã nhận thấy mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, chỉ ra đ−ợc cơ sở kinh tế của sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.
Tóm lại, nền triết học cổ đại Hy Lạp, với các thành tựu rực rỡ của nó đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề triết học căn bản, tạo cơ sở lý luận cho sự phát triển của các học thuyết triết học tiếp theo. Theo Mác, triết học cổ đại Hy Lạp đã chứa đựng tất cả những mầm mống thế giới quan triết học sau này.