Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về l−ợng dẫn đến sự thay đỏi về chất và ng−ợc lại.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 78 - 79)

về chất và ng−ợc lại.

Quy luật này chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện t−ợng.

Trong đó, chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của

sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của các yếu tố, các thuộc tính làm cho sự vật nó là nó, chứ không phải cái khác.

L−ợng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số l−ợng, khối l−ợng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật, cũng nh− các thuộc tính của sự vật.

Mỗi sự vật, hiện t−ợng nào cũng đều có sự thống nhất hữu cơ của hai

mặt chất và l−ợng, chúng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật biến đổi.

Trong khoảng giới hạn nhất định, sự thay đổi về l−ợng ch−a dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật đang còn là chính nó gọi là độ .

Trong khoảng giới hạn của độ, hai mặt l−ợng và chất tác động lẫn nhau làm cho sự vật thay đổi. Sự thay đổi về l−ợng đến một thời điểm nhất định thì tạo ra sự thay đổi về chất gọi là điểm nút.

Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà ở đó sự

thay đổi về l−ợng đã đủ làm thay đổi về chất.

Chất của sự vật thay đổi do sự thay đổi về l−ợng tr−ớc đó tạo ra gọi là

b−ớc nhảy.

B−ớc nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về l−ợng tr−ớc đó tạo ra.

Mối quan hệ giữa sự thay đổi về l−ợng và sự thay đổi về chất còn có chiều ng−ợc lại. Đến l−ợt nó, sự thay đổi về chất lại tác động đến l−ợng, thúc đẩy l−ợng tiếp tục phát triển.

Nắm đ−ợc nội dung quy luật này sẽ tránh nôn nóng, chủ quan, duy ý chí, "đốt cháy giai đoạn" muốn tạo nhanh sự chuyển hoá về chất theo ý muốn chủ quan mà ch−a có sự tích luỹ đủ về l−ợng. T− t−ởng trì trệ, bảo thủ, ngại đổi mới coi sự phát triển chỉ là sự biến đổi đơn thuần về l−ợng, chỉ nhấn mạnh quá

79

trình biến đổi về l−ợng mà không chủ động tạo ra sự chuyển hoá về chất khi có điều kiện.

Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức của b−ớc nhảy để cải tạo, biến đổi sự vật.

Sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào ph−ơng thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, do đó, chúng ta cũng phải biết cách tác động vào ph−ơng thức liên kết các yếu tố đó để làm thay đổi chất sự vật.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)