Hai nguyên lí của phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 73 - 74)

- Pôn Hăngri Hônbách (172 3 1789)

2- Triết học tây âu thời kỳ trung cổ (Khoảng từ TKV đến TKXV) 3 Triết học tây âu thời kỳ phục h−ng và cận đạ

6.1.2.1. Hai nguyên lí của phép biện chứng duy vật

- Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: Trong phép BCDV, mối liên hệphổ biến dùng để khái quát mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện t−ợng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của sự vật hiện t−ợng. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện t−ợng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của thế giới vật chất duy nhất.

Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện t−ợng. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không nên tuyệt đối hoá mối liên hệ nào và cũng không nên tách rời mối liên hệ này khỏi các mối liên hệ khác bởi trên thực tế, các mối liên hệ còn phải đ−ợc nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng.

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện t−ợng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện t−ợng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích đ−ợc trong mối liên hệ phổ biến và đ−ợc quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau. Từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, con ng−ời rút ra đ−ợc những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Nguyên lí về sự phát triển: Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện t−ợng cũ mất đi, sự vât, hiện t−ợng mới về chất ra đời. Phát triển là tự thân. Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện t−ợng. Phát triển đi theo đ−ờng “xoáy ốc”, cái mới d−ờng nh− lặp lại một số đặc tr−ng, đặc tính của cái cũ nh−ng

74

trên cơ sở mới cao hơn, thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những b−ớc thụt lùi t−ơng đối trong sự phát triển.

Phát triển là một tr−ờng hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát triển, sự vật, hiện t−ợng chuyển hoá sang chất mới, cao hơn, phức tạp hơn; làm cho cơ cấu tổ chức, ph−ơng thức vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiện hơn. Phát triển có tính khách quan, phổ biến, đa dạng. Từ nguyên lí về sự phát triển, con ng−ời rút ra những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)