Vấn đề bản thể luận: Hêraclit coi lửa là cơ sở của mọi sự vật hiện t−ợng trong thế giới. Ông lấy lửa để giải thích thế giới "Tất cả đều đ−ợc trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả nh− vàng trao đổi với hàng hoá và ng−ợc lại". Mọi dạng vật chất đều sinh ra từ lửa và chết đi lại trở về với lửa. Vũ trụ không phải do một lực l−ợng thần bí nào sinh ra nó mà nó chính là lửa "nh− một ngọn lửa đã, đang và mãi mãi bừng sáng lên rồi lại tắt đi theo những quy luật vốn có của nó". Trong quan niệm này của ông chứa đựng yếu tố duy vật và biện chứng sơ khai về thế giới.
+ Tr−ớc hết, là quan niệm của Hêraclit về sự vận động vĩnh viễn của vật chất: theo ông, không có sự vật hiện t−ợng nào trong thế giới đứng im tuyệt đối, mà ng−ợc lại, chúng đều nằm trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hoá không ngừng. Ông ví thế giới này nh− một dòng sông chảy xiết, biến đổi, trôi đi không ngừng, không nghỉ trong một luận điểm nổi tiếng: "Con ng−ời ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông". Lửa chính là nguồn gốc của mọi sự biến đổi đó.
+ Hêraclit đ−a ra quan niệm về sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn. Điều này thể hiện trong những dự đoán của ông về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và về vai trò của quy luật này đối với sự vận động phát triển của sự vật (còn có tính chất thô sơ). Ông nói: cùng một cái ở trong chúng ta: sống và chết, trẻ và già, bệnh tật làm cho sức khoẻ quý hơn , cái ác làm cho cái thiện cao cả hơn. Theo ông, sự vận động phát triển của thế giới là do quy luật khách quan (gọi là logos) quy định. "Logos" ở đây đ−ợc hiểu theo hai nghĩa: Logos khách quan là những mối liên hệ bản chất phổ biến khách quan chi phối sự vận động khách quan của sự vật, tồn tại độc lập với ý thức con
28
ng−ời. Còn Logos chủ quan là trật tự lôgic của t− duy con ng−ời, là cái phản ánh của Logos khách quan vào trong đầu óc con ng−ời.
Về lý luận nhận thức: Lý luận nhận thức của Hêraclit mang tính chất duy vật và biện chứng sơ khai. Hêraclit đánh giá cao vai trò của cảm giác trong quá trình nhận thức thế giới. Nh−ng ông không tuyệt đối hoá hình thức nhận thức này, mà cho rằng: nhiệm vụ nhận thức của con ng−ời là phải đạt tới hiểu biết Logos của sự vật, tức là phải phát hiện ra bản chất, quy luật của nó. Ông nêu ra tính chất t−ơng đối của nhận thức tuỳ thuộc từng hoàn cảnh, điều kiện mà cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái lợi và cái hại có thể chuyển hoá cho nhau. Theo Hêraclit, linh hồn là một trạng thái quá độ của lửa.