Nội dung cơ bản của quá trình Lênin phát triển triết học Mác

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 57 - 59)

- Pôn Hăngri Hônbách (172 3 1789)

2- Triết học tây âu thời kỳ trung cổ (Khoảng từ TKV đến TKXV) 3 Triết học tây âu thời kỳ phục h−ng và cận đạ

4.2.3.2. Nội dung cơ bản của quá trình Lênin phát triển triết học Mác

vậy, một số nhà lý luận phản mác- xít đã tìm mọi cách tấn công chủ nghĩa Mác từ nhiều phía. Hoàn cảnh lịch sử phức tạp đó khiến V. I. Lênin (1870- 1924), ng−ời học trò xuất sắc của Các Mác và Ăngghen đã bảo vệ và phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác trong đó có triết học Mác, đ−a chủ nghĩa Mác lên một trình độ mới - chủ nghĩa Mác - Lênin.

4.2.3.2. Nội dung cơ bản của quá trình Lênin phát triển triết học Mác Mác

Thời kỳ 1893- 1907: Đây là thời kỳ Lênin tiến hành đấu tranh chống phái dân tuý, đặc biệt là phê phán chủ nghĩa duy tâm và ph−ơng pháp siêu hình, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng. Lênin viết một số tác phẩm lý luận quan trọng nh−: "Những ng−ời bạn dân” (1894), "Nội dung kinh

tế của chủ nghĩa dân tuý” (1894), "Làm gì? (1902).

Thông qua đấu tranh chống lại các trào l−u t− t−ởng phản mác- xít, Lênin đã phát triển phong phú hơn nhiều nguyên lý, quy luật của triết học mác- xít, mà cho đến nay, giá trị lý luận của nó vẫn không hề thay đổi.

Thời kỳ từ 1907 đến tháng 10/1917: Sau thất bại cuộc cách mạng dân

chủ t− sản (1905 - 1917) n−ớc Nga b−ớc vào một tời kỳ lịch sử rất sôi động và phức tạp. Các thế lực phản động hoành hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kể cả trên lĩnh vực chính trị t− t−ởng.

Tr−ớc tình hình thoái trào của cách mạng và sự khủng bố của các lực l−ợng phản động, trong hàng ngũ những ng−ời cách mạng đã xuất hiện tình trạng dao động, ngả nghiêng, giảm sút ý chí chiến đấu. Trong lĩnh vực triết học, có khuynh h−ớng ngả theo chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, muốn lấy chủ nghĩa Ma khơ (triết học duy tâm chủ quan) thay thế triết học mác- xít.

Lênin tiếp tục đấu tranh với các trào l−u t− t−ởng phản mác- xít, nhất là sự phê phán có hệ thống đối với chủ nghĩa Ma khơ và thông qua đó bảo vệ phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.

58

ở thời kỳ này, Lênin viết một số tác phẩm đáng chú ý: "Chủ nghĩa duy

vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1908), "Ba bộ phận, ba nguồn gốc của chủ nghĩa Mác”, “Số phận lịch sử của học thuyết Mác (1913 - 1917), "Bút ký triết học (1914 - 1916), "Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa t− bản (1916), "Nhà n−ớc và cách mạng” (1917)

Những nội dung cơ bản của triết học Mác đ−ợc Lênin bảo vệ và phát triển

Lênin tiếp tục khẳng định quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về vai trò quyết định của sản xuất vật chất, của các quan hệ kinh tế đối với sự phát triển của xã hội, về vai trò của ph−ơng thức sản xuất với các yếu tố hợp thành của nó là lực l−ợng sản xuất và quan hệ sản xuất và làm rõ hơn phạm trù hình thái kinh tế xã hội cũng nh− quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của nó.

Do đòi hỏi của thực tiễn xã hội, của phong trào cách mạng vô sản, Lênin đã phát triển một cách sâu sắc, phong phú hơn những vấn đề về ý thức xã hội, về lý luận cách mạng và vai trò của nó đối với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.

Đứng trên lập tr−ờng duy vật biện chứng. Lênin phân tích sâu sắc cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối TK XIX đầu thế kỷ XX, đã tạo ra những biến đổi căn bản trong quan niệm về vật chất, vận động, không gian, thời gian. Đặc biệt, Lênin đã đ−a ra định nghĩa khoa học về phạm trù vật chất.

Thời kỳ sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng M−ời Nga 1917

Tiếp tục t− t−ởng của Các Mác - Ăngghen và dựa vào việc phân tích các thành tựu khoa học, Lênin phát triển sâu sắc hơn những vấn đề về lý luận nhận thức, làm rõ hơn các quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật và mối quan hệ giữa phép biện chứng, lô gíc học với lý luận nhận thức.

Một đóng góp quan trọng của Lênin là đã vận dụng sáng tạo triết học Mác vào việc phân tích tình hình thời đại, trả lời đ−ợc những vấn đề do chính cuộc cách mạng vô sản đặt ra. Mặt khác, Lênin còn có những cống hiến xuất sắc trong việc đề cập đến những quy luật hình thành xã hội mới - xã hội

59

XHCN - cùng với nhiều nội dung quan trọng của CHXN cũng nh− mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, vai trò của ý thức XHCN, vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

Nh− vậy, triết học Mác - Lênin, một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, nh− "một thỏi thép liền" không thể rút ra bất cứ một yếu tố nào trong đó và mãi mãi là cơ sở thế giới quan và ph−ơng pháp chung nhất cho đ−ờng lối cách mạng của giai cấp công nhân cũng nh− của nhân loại nói chung trong quá trình cải tạo biến đổi thế giới.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)