Các Mác-Ăngghen và quá trình chuyển biến t− t−ởng của các ông từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 50 - 52)

- Pôn Hăngri Hônbách (172 3 1789)

2- Triết học tây âu thời kỳ trung cổ (Khoảng từ TKV đến TKXV) 3 Triết học tây âu thời kỳ phục h−ng và cận đạ

4.2.1.1. Các Mác-Ăngghen và quá trình chuyển biến t− t−ởng của các ông từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy

các ông từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa

Vài nét về tiểu sử của Các Mác và Ăngghen

Các Mác (5/5/1818 - 14/3/1883) sinh tr−ởng trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học (1835) Mác theo học luật ở Đại học Bon (1835 - 1836) và Đại học Tổng hợp Béc lin (1836 - 1841). Năm 1837 Mác đến với triết học Hêghen và tham gia phái "Hêghen trẻ". Sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật, Mác tiếp tục nghiên cứu triết học, lịch sử và bảo vệ luận án tiến sĩ triết học tháng 4/1841 với đề tài “ Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya”. Tuy là ng−ời theo chủ

51

nghĩa duy tâm của Hêghen, nh−ng Mác coi nhiệm vụ của triết học là phải phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng con ng−ời phá bỏ trật tự thế giới đ−ơng thời theo tinh thần cách mạng của phép biện chứng. Nh− vậy đến lúc này, trong t− t−ởng của Mác vẫn chứa đựng mâu thuẫn giữa thế giới quan duy tâm với tinh thần dân chủ cách mạng vô thần.

Ăngghen (28/2/1820 - 05/8/1895) sinh tr−ởng trong một gia đình chủ x−ởng dệt ở thành phố Bác men. Tuy không theo học một cách có hệ thống và đỗ đạt cao nh− Mác, nh−ng ngay từ khi còn học phổ thông trung học, Ăngghen đã kiên trì tự học, say mê nghiên cứu triết học, nhất là triết học Hêghen. Năm 1841, trong khi làm nghĩa vụ quân sự ở Béc lin. Ăngghen th−ờng xuyên dự thính các bài giảng triết học ở đại học tổng hợp Béc lin và gia nhập phái Hêghen trẻ. Trong các năm từ 1841 - 1842, Ăngghen đã viết một số tác phẩm triết học, đánh dấu sự bắt đầu chuyển biến của ông từ lập tr−ờng chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.

Quá trình chuyển biến t− t−ởng của Các Mác và Ăngghen

Sự chuyển biến t− t−ởng của Các Mác chỉ thực sự bắt đầu từ khi làm việc ở Báo Sông Ranh tháng 10/1842. Do tích cực tham gia đấu tranh trên báo chí, Mác có đ−ợc những điều kiện thuận lợi để tiếp cận với thực tiễn và hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về trật tự thế giới đang tồn tại dần dần t− t−ởng duy vật ở Mác đã hình thành và phát triển. Trong khi phê phán triết học Hê gen, Mác đã nồng nhiệt tiếp nhận thế giới quan duy vật Phơbách, khắc phục và cải tạo nó theo tinh thần của phép biện chứng.

Tháng 10/1843, Mác sang Pa ri đ−ợc sống trong bầu không khí chính trị sôi động và tiếp xúc sâu rộng với phong trào công nhân đã dẫn đến b−ớc chuyển biến dứt khoát của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Đánh dấu b−ớc chuyển biến rõ ràng này là các tác phẩm: "Góp phần phê phán

triết học Hêghen", "lời nói đầu trên tạp chí niên giám Đức 2/1844". Cùng thời

gian này, Ăngghen cũng viết nhiều tác phẩm thể hiện rõ quá trình chuyển biến từ lập tr−ờng chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ dân chủ cách mạng

52

sang chủ nghĩa cộng sản của ông, đặc biệt, Ăngghen đã đứng trên lập tr−ờng chủ nghĩa duy vật để phê phán kinh tế chính trị học Anh và tiếp thu những hạt nhân hợp lý của trào l−u t− t−ởng này.

Sự đồng thuận về t− t−ởng và nhân cách đã tạo nên tình bạn chiến đấu vĩ đại của hai con ng−ời vĩ đại Các Mác - Ăngghen, gắn liền tên tuổi sự nghiệp của hai ông với sự hình thành phát triển của một học thuyết lý luận khoa học mới mang tên Mác.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)