Lutvích Phơbách (180 4 1872)

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 45 - 47)

- Pôn Hăngri Hônbách (172 3 1789)

3.4.2.3. Lutvích Phơbách (180 4 1872)

46

Phơbách phê phán học thuyết triết học duy tâm của Hêghen cho rằng: giới tự nhiên là một "tồn tại khác" của "ý niệm tuyệt đối". Đứng trên lập tr−ờng chủ nghĩa duy vật, ông bảo vệ và chứng minh cho quan điểm nhất nguyên luận duy vật rằng: vật chất có tr−ớc, ý thức có sau, giới tự nhiên tự nó sinh ra, tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con ng−ời và con ng−ời chỉ có thể giải thích giới tự nhiên từ chính bản thân nó.

Phơbách khẳng định: không gian, thời gian tồn tại khách quan và gắn liền với vật chất, không có không gian, thời gian tách rời vật chất và ng−ợc lại không có vật chất nào bên ngoài không gian, thời gian. Phơbách cũng thừa nhận sự vận động, phát triển của giới tự nhiên diễn ra một cách khách quan và trong những điều kiện nhất định đã xuất hiện vật chất hữu cơ và con ng−ời. Nh− vậy, trong quan niệm về tự nhiên, Phơbách là nhà triết học duy vật triệt để.

Quan niệm về con ng−ời, xã hội và tôn giáo: Đối lập với Hêghen,

Phơbách lấy con ng−ời sống, con ng−ời tồn tại hiện thực làm điểm xuất phát cho học thuyết triết học của mình. Đó là quan điểm triết học nhân bản của Phơbách, triết học về con ng−ời và vì con ng−ời. Ông tuyên bố nhiệm vụ của triết học là mang lại cho con ng−ời quan niệm mới (quan niệm duy vật) về bản thân mình để tạo điều kiện cho con ng−ời v−ơn tới hạnh phúc.

Phơbách quan niệm về con ng−ời nh− một thực thể sinh vật có cảm giác, t− duy, có ham muốn, mơ −ớc là một bộ phận của giới tự nhiên và xét về bản chất là có tình yêu th−ơng trong đó tình yêu th−ơng nam nữ là kiểu mẫu. Đây chính là quan niệm duy vật về con ng−ời của Phơbách nhằm chống lại quan niệm duy tâm về con ng−ời của Hêghen.

Song trong quan niệm về con ng−ời của Phơbách còn có nh−ợc điểm là: chỉ thấy mặt sinh vật của con ng−ời (là một bộ phận của tự nhiên), mà không thấy mặt xã hội - yếu tố cơ bản tạo nên bản chất con ng−ời. Con ng−ời của ông bị tách khỏi điều kiện kinh tế, xã hội và hoàn cảnh lịch sử, trở thành con ng−ời chung chung, trừu t−ợng phi lịch sử, phi giai cấp. Vì vậy, khi nghiên

47

cứu xã hội, Phơbách là nhà triết học duy tâm. Nói cách khác, Phơbách là nhà triết học duy vật không triệt để: duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội.

câu hỏi thảo luận và ôn tập 1 - Triết học Hy Lạp cổ đại

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)