Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 89 - 91)

- Quy luật phủ định của phủ định.

7.3.3. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.

Bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là những biểu hiện khác nhau của sự vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Bệnh kinh nghiệm là sự tuyệt đối hoá những kinh nghiệm thực tiễn tr−ớc

đây và áp dụng một cách máy móc vào hiện tại khi điều kiện đã thay đổi. Bệnh kinh nghiệm xuất phát từ tri thức kinh nghiệm thông th−ờng. Tri thức kinh nghiệm thông th−ờng là trình độ thấp nhất của tri thức.

N−ớc ta là n−ớc nông nghiệp lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ rất thấp. Đó là thực trạng của một nền kinh tế truyền thống – nền kinh tế chỉ dựa vào kinh nghiệm đ−ợc truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức dân

90

gian. Điều đó dẫn đến phong cách t− duy, phong cách hoạt động của ng−ời Việt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Truyền thống đó là một trong những nguyên nhân sâu xa của bệnh kinh nghiệm.

Kinh nghiệm là rất quý, nó đã góp phần thành công trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định và là cơ sở để khái quát lý luận. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hoá kinh nghiệm một nơi, một lúc nào đó, xem th−ờng lý luận sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm và sẽ thất bại trong thực tiễn khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi. Vì vậy, chúng ta cần phải khắc phục bệnh kinh nghiệm.

Trái với bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều lại tuyệt đối hoá lý luận, tuyệt đối hoá kiến thức đã có trong sách vở, coi nhẹ kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng lý luận một cách máy móc, không tính toán đến điều kiện lịch sử – cụ thể mỗi nơi, mỗi lúc.

Để khắc phục bệnh giáo điều, chúng ta phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận phải luôn luôn gắn liền với thực tiễn, phải khái quát từ thực tiễn, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, kiểm tra trong thực tiễn và không ngừng phát triển sáng tạo với thực tiễn. Hồ Chí Minh đã nói: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận h−ớng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận đ−ợc hiểu nh− thế nào?

2. Phân tích những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

3.Phân tích ý nghĩa ph−ơng pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở n−ớc ta.

91

Ch−ơng VIII

lý luận hình thái kinh tế- x∙ hội

với con đ−ờng đi lên chủ nghĩa x∙ hội ở việt nam

(8 tiết lý thuyết 4 tiết thảo luận 2 tiết tự nhiên cứu)

8.1. Lý luận hình thái kinh tế – x∙ hội và vai trò ph−ơng pháp luận của lý luận đó.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)