2.1. Mầm bệnh
- Mầm bệnh: là các Salmonella thuộc nhóm khơng gây thương hàn và phó thương hàn ở người mà gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn. Có khoảng 1500 tuyp huyết thanh.
- Gây bệnh cho người có hơn 10 chủng phổ biến là: S. typhimurium và S. enteritidis.
- Là Gram (-), có lơng, có thể tồn tại và sinh sản trong tế bào, kể cả trong đại thực bào, sức đề kháng tốt tồn tại ở ngoại cảnh trong đất được vài tháng, trong nước trong phân được vài tuần, trong thực phẩm đông lạnh được 2-3 tháng, sống được cá thực phẩm có nồng độ muối cao,, bị diệt ở 1000C/ 5 phút mới diệt được vi khuẩn.
2.2. Dịch tễ học:
2.2.1. Nguồn bệnh: Salmonella có ở trong phân, của lợn, gà, chim, chuột, mèo, ở
trong phân của người bệnh và người lành mang khuẩn.
2.2.2.Đường lây: Lây theo đường tiêu hoá.
- Khi ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella như thịt, đặc biệt là thịt sống, tái, sữa trứng gà vịt, trai, sò, hến trong quá trình chế biến thức ăn.
- Khi dùng rau sống, hoa quả, nước uống bị nhiễm bởi phân người và súc vật.
2.2.3.Sức thu bệnh:
- Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh.
- Tính chất dịch: tản phát liên quan đến các tập thể cùng ăn 1 loại thức ăn.
3. Bệnh sinh : Do 3 yếu tố quyết định.
- Yếu tố môi trường: Lượng vi khuẩn chứa trong thức ăn được đưa vào cơ thể.
- Yếu tố vi khuẩn: Khả năng đột nhập vào tế bào biểu mô ruột và khả năng nhân lên của các đại thực bào đơn nhân và sức đề kháng của các peptit bảo vệ của ruột.
- Yếu tố đề kháng của vật chủ: Tình trạng axit của dạ dày, khả năng hoạt động của tế bào thực bào di chuyển nhanh và sự hoạt hóa của dòng tế bào lymphocyt T trong cơ chế bảo vệ.
4.Triệu chứng lâm sàng: Thể viêm dạ dày ruột cấp (Gặp phổ biến nhất).
4.1. Thời kỳ ủ bệnh: 12 - 36 giờ sau khi ăn.
4.2. Thời kỳ khởi phát: thường đột ngột có thể từ từ. 4.3. Thể nhẹ: khơng sốt bụng hơi đau, ỉa lỏng vài lần. 4.3. Thể nhẹ: không sốt bụng hơi đau, ỉa lỏng vài lần. 4.4. Thể vừa và nặng: có 3 hội chứng chính là:
- Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc: sốt 380C - 400C, có rét run, nhức đầu, mệt mỏi.
- Hội chứng viêm dạ dày, ruột cấp:
+ Đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi lan toả khắp ổ bụng. + Buồn nôn và nôn nhiều lần.
+ Ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước như tháo ra, ỉa dễ khơng mót rặn. Trong phân có thể lẫn thức ăn chưa tiêu, đơi khi có ít nhầy và máu giống như bệnh lỵ khi có kèm theo viêm đại tràng.
Khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút. Nếu nặng hơn thì mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, thiểu niệu, vô niệu, bụng chướng, chuột rút, chân tay lạnh.
4.5. Xét nghiệm:
- Cấy phân có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh. - Cấy máu: Sớm có thể (+).
Tiến triển: Với cơ thể khỏe mạnh thường tự khỏi sau 2-3 ngày, đôi khi ỉa
lỏng có thể kéo 1 tuần.
4.6. Thể khác:
4.6.1. Thể nhiễm khuẩn huyết giống thương hàn
- Bệnh cảnh lâm sàng giống thương hàn nhưng khơng có tổn thương giải phẫu bệnh.
- Biểu hiện: Sốt kéo dài, nhiễm độc thần kinh có dấu hiệu Typhos, bụng chướng, gan lách to... nhưng khởi phát cấp tính hơn thương hàn. Các triệu chứng đào ban, giảm bạch cầu ít gặp.
- Cấy máu: + tính.
4.6.2. Thể khu trú nội tạng
- Biểu hiện lâm sàng: đột ngột sốt cao, rét run dao động, vã mồ hôi, nhiễm độc thần kinh nặng kết hợp với viêm, áp xe nhiều cơ quan khác:
+ Viêm nội tâm mạc, áp xe cơ tim, viêm động mạch.. + Viêm não, màng não mủ, axpe não.
+ Viêm đường mật, áp xe lách.
+ Viêm đường tiết niệu, viêm thận mủ. + Viêm khớp mủ, viêm tủy xương. - Cấy máu: + tính.
4.6.3. Thể mang trùng lành
- Khơng có triệu chứng lâm sàng. - Xác định được: Cấy phân, cấy máu.
5. Chẩn đoán:
5.1. Chẩn đoán quyết định dựa vào:
5.1.1.Dịch tễ : Tiếp xúc nguồn bệnh. 5.1.2. Lâm sàng: Như trên mô tả . 5.1.3. Xét nghiệm
- Cấy phân với thể viêm dạ dày ruột, thể mang trùng lành, kết quả (+). - Cấy máu + tính với thể giống thương hàn, thể khư trú nội tạng. - Cấy mủ trong khư trú nội tạng.
5.2. Chẩn đoán phân biệt với:
- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do tụ cầu. - Ỉa chảy do virus.
- Bệnh tả.
- Lỵ trực khuẩn cấp.
6.Điều trị
- Cân bằng nước và điện giải bằng đường uống và truyền dịch. - Hạ sốt, an thần.
- Có thể dùng các thuốc kháng sinh (thể nặng người già, trẻ nhỏ). + Ampicilin: người lớn 1g/lần x 3 - 4 lần/ngày x 5 - 7 ngày người lớn. Trẻ em: 100mg/kg/ngày chia 3 - 4 lần x 5 - 7 ngày.
+ Kháng sinh khác: Quinolon (chú ý trẻ nhỏ). - Với thể khư trú nội tạng:
+ Chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ.
+ Rạch, dẫn lưu các ổ áp xe, nạo vét các ổ viêm.
7. Phòng bệnh:
- Không để người mang khuẩn làm chế biến thực phẩm, đồ chơi trẻ em. - Vệ sinh công nghiệp thực phẩm và nội trợ.
- Vệ sinh cá nhân: ăn uống..