Phát hiện sớm và cấp cứu khẩn trương.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 166 - 168)

- Điều trị đặc hiệu theo đúng phác đồ. - Coi trọng khâu hồi sức cấp cứu.

- Chú ý chăm sóc hộ lý, ni dưỡng bệnh nhân.

6.2. Điều trị cụ thể:

6.2.1. Thuốc đặc hiệu:

Dùng một trong các loại thuốc sau: - Artesunat: Dạng lọ bột 60mg. - Artemether: ống 100 mg. - Artemisinin viên. - Artesunat viên. - Quinin clohydrat: ống 0,5g. - Quinin diclohydrat: ống 0,5g. 6.2.2. Điều trị triệu chứng:

- Cân bằng nước và điện giải: Nacl 0,9% và Glucose 5%. - Hạ sốt : Khi trên 390 C: paracetamol.

- An thần, chống vật vã, cuồng sảng: seduxen, valium.

- Cấp cứu suy tuần hoàn: Truyền dịch nhanh, Dopamin, Dobutamin. - Cấp cứu suy hô hấp: Thở ô xi..., hạn chế mở khí quản .

- Suy thận cấp,: Bổ xung nhanh huyết thanh mặn, ngọt. - Xuất huyết do đông máu nội mạch: Tiêm sinh tố K. - Khác: Hạ đường huyết, bội nhiễm.

6.2.3. Chăm sóc:

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp 30-60 phút/lần. - Lau hút đờm dãi.

- Cho ăn lỏng (cháo, súp, sữa qua sonde). - Phòng chống loét.

- Đặt dẫn lưu nước tiểu khi có đái dầm dề.

6.2.4. Tiêu chuẩn ra viện

-Tỉnh táo, hết sốt, hết KST.

- Hồng cầu, bạch cầu bình thường. - Hết bội nhiễm.

6.2.4. Điều trị theo tuyến:

Tuyến y tế cơ sở:

+ Phát hiện sớm.

+ Điều trị sơ bộ sốt rét ác tính rồi chuyển lên tuyến trên, vừa vận chuyển vừa điều trị dọc đường.

* Tuyến bệnh viện, trung tâm y tế:

+ Điều trị cho đến khi khỏi: sốt rét ác tính thể não đơn thuần. + Điều trị sơ bộ sốt rét ác tính thể não có biến chứng.

* Tuyến bệnh viện chuyên khoa:

Điều trị đến khỏi tất cả các thể sốt rét ác tính.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh sốt rét ác tính? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh sốt rét ác tính? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh sốt rét ác tính?

4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh sốt rét ác tính? .

SỐT RÉT ĐÁI HUYẾT CẦU TỐ

MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh Sốt rét đái huyết cầu tố. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.

3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.

4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh.

NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Sốt rét đái huyết cầu tố là trường hợp sốt rét diễn biến nặng có tan huyết dữ dội gây nên thiếu máu cấp, vàng da - niêm mạc và đái ra huyết cầu tố. Bệnh dễ dẫn tới suy thận cấp với biểu hiện thiểu niệu, vô niệu, tiêu lượng xấu.

+ Hiện nay Sốt rét đái huyết cầu tố được chia thành 2 loại: - Sốt rét bị đái huyết cầu do chính q trình sốt rét phát triển ra.

- Bệnh nhân sốt rét bị đái huyết cầu tố do yếu tố thuốc sốt rét, hàng đầu là Quinin.

II. DỊCH TỄ HỌC

- Sốt rét huyết đái cầu tố phân bố vùng nhiệt đới

- Ở Việt Nam: Địa bàn sốt rét lưu hành quanh năm và thường vào đầu và cuối mùa mưa, thời tiết lạnh nhiều hơn mùa khô.

- Điều kiện thuận lợi để sốt rét huyết đái cầu tố phát sinh phát triển: + Sinh hoạt lao động ở vùng sốt rét nặng

+ Những người mới ở vùng lành vào thẳng vùng sốt rét nặng

+ Những bệnh nhân sốt rét dai dẳng, tái nhiễm hoặc tái phát, sốt đi sốt lại nhiều lần

+ Những bệnh nhân sốt rét dùng thuốc sốt rét không đủ liều, không đúng, thất thường....

III. BỆNH SINH

-Tan vỡ hồng cầu, nhưng tan máu mạnh, dữ dội, mô lưới nội mô ở gan suy là yếu tố thuận lợi vì khơng cố định và chuyển được nhiều huyết cầu tố thành Bilirubin.

-Thận suy sẽ kéo dài quá trình thải huyết cầu tố ra nước tiểu

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 166 - 168)