DỊCH TỄ HỌC 4.1 Nguồn bệnh:

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 80 - 81)

4.1. Nguồn bệnh:

Là bệnh từ động vật lây sang người, có ổ bệnh thiên nhiên.

- Động vật gặm nhấm hoang dã khoản 7200 loài. Chủ yếu là chuột (chuột đồng, chuột nồ, chuột nhặt...).

- Người đang mắc bệnh dịch hạch hoặc vừa khỏi (đặc biệt dịch hạch thể phổi).

4.2. Đường lây: Có 4 đường, chủ yếu đường máu

- Đường máu: lây qua vết đốt của côn trùng. Chủ yếu do bọ chét xenopsyllachcopis, thứ yếu là chấy rận. Bọ chét hút máu làm lan truyền bệnh trong các giống chuột và từ chuột sang người.

- Đường tiêu hóa: thực phẩm, nước bị ơ nhiễm do chuột trực tiếp gieo rắc mầm bệnh (ít gặp vì trực khuẩn dịch hạch bị chết khi đun sôi).

- Đường hô hấp: dịch hạch thể phổi lây trực tiếp sang người xung quanh qua các giọt đờm, nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện.

- Đường da, niêm mạc, qua tiếp xúc vùng da tổn thương (ít gặp).

4.3. Cơ thể cảm thụ

- Sức cảm thụ với bệnh cao. Do đó thường mắc ngay từ tuổi nhỏ. Hay gặp 5-16 tuổi.

- Miễn dịch sau mắc bệnh thường lâu bền.

V. BỆNH SINH

Trực khuẩn dịch hạch xâm nhập vào cơ thể qua da và niêm mạc. Sau đó theo dịng bạch huyết đến hạch khu vực, rồi vi khuẩn lại theo dịng bạch huyết đến các hạch tồn thân và vào máu. Trong máu dưới tác dụng của đại thực bào của gan lách, q trình bệnh lý có thể dừng lại ở đây và gây ra dịch hạch thể tiên phát. Ngược lại nếu đại thực bào gan, lách khơng ngăn cản được thì trực khuẩn sẽ tràn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết tiên phát. Từ máu vi khuẩn đến các cơ

quan như hạch, phổi, ruột, màng não.... gây nên các thể hạch, thẻ phổi, thể tiêu hóa. Từ các ổ nhiễm trùng thứ phát này, vi khuẩn lại có thể xâm nhập vào máu làm bệnh nặng hơn.

Từ các thể tiên phát( thế da, thể hạch, thể phổi..) vi khuẩn phát triển, khi sức chống đỡ của cơ thể giảm vi khuẩn lan tràn vào máu và gây ra dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết thứ phát.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 80 - 81)