Trẻ sơ sinh: có thể biểu hiện ban đầu bằng sốt khơng giải thích được.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 46 - 49)

- Cúm có bệnh cảnh đặc biệt.

- Cúm thể thần kinh: sốt cao, nhức đầu, hay viêm dây thần kinh.

VII.CHẨN ĐỐN

7.1. Chẩn đốn xác định dựa vào:

7.1.1. Lâm sàng: khởi phát đột ngột, sốt 39 - 400C nhức đầu, đau mỏi toàn thân, viêm long đường hô hấp trên và dưới dễ gây biến chứng ở phổi.

7.1.2. Dịch tễ: dịch vào mùa đông xuân nhiều người mắc bệnh cùng một thời

điểm.

7.1.3. Xét nghiệm:

- Phản ứng Hirst (+) - Phân lập virus cúm (+).

7.2. Chẩn đoán phân biệt với:

- Viêm mũi họng do vi khuẩn.

- Các bệnh nhiễm virus đường hô hấp khác. - Dengue xuất huyết.

- Viêm phế quản, viêm phổi cấp.

IIX. ĐIỀU TRỊ 8.1.Điều trị chung 8.1.Điều trị chung

- Cách ly nghỉ ngơi tại giường: theo dõi mạch - nhiệt độ - huyết áp - Ăn dễ tiêu đủ dinh dưỡng, và vitamin.

- An thần: Seduxen, Andaxin...

- Biện pháp dân gian: Xơng, ăn cháo hành tía tơ... - Kháng sinh: Dùng khi có bội nhiễm.

8.2. Điều trị nguyên nhân:

- Gamaglobulin chống cúm thể nặng dùng 3-6ml (TB), TE có thể tiêm 1- 3ml (TB). Có thể tiêm nhắc lại 1 liều như trên.

- Huyết thanh khô chống cúm của Nga dạng bột phun mũi 1-2 lần.

- Interferon: để bảo vệ tế bào chưa bị phá huỷ.

- Thuốc kháng virus: Amatadin( VR cúm A) cho 200mg x 3-5 ngày.

IX. DỰ PHÒNG

- Phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, hạn chế lây lan.

- Văcxin: Văcxin sống giảm độc lực và văcxin chết tiêm nội bì 0,1ml tiêm 2 lần cách nhau 14 ngày.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh cúm? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh cúm? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh cúm?

BỆNH SỞI ( Measales RUBEON) ( Measales RUBEON) MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh sởi. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.

3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh bạch hầu.

4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh.

NỘI DUNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, phát ban có chu kỳ. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em.

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

- Là virus sởi thuộc họ Paramyxovirus, hình cầu, đường kính 120-250nm - Virus sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc sát trùng thông thường, ánh sáng mặt trời mặt trời,... ở nhiệt độ 560

C bị diệt trong vịng 30’. - Virus sởi có 2 kháng nguyên:

+ Kháng nguyên tan hồng cầu.

+ Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu.

Khi virus vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2-3 sau khi mọc ban và tồn tại lâu dài.

III.DỊCH TỄ HỌC 3.1.Nguồn bệnh: 3.1.Nguồn bệnh:

Là bệnh nhân bị bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu từ 2-4 ngày cho đến ngày 5-6 từ khi mọc ban.

3.2. Đường lây truyền: Lây qua đường hô hấp

- Lây trực tiếp: Đường hô hấp (khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện... - Lây gián tiếp: ít gặp.

3.3.Khối cảm thụ

- Tất cả trẻ em chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm virus, lứa tuổi bị nhiều nhất là trẻ 1- 4 tuổi.

- Người lớn rất ít mắc bệnh.

- Bệnh thường phát vào mùa đông xuân. - Miễn dịch sau khi mắc bệnh là bền vững

IV. BỆNH SINH

- Virus sởi xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Tại đây, virus nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó vào máu (nhiễm virus lần thứ nhất), tương ứng thời kỳ nung bệnh).

- Từ máu theo các bạch cầu đến các phủ tạng gây tổn thương các cơ quan phổi, gan, lách, hạch..(thời kỳ toàn phát). Ban ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải virus của cơ thể và phản ứng miễn dịch bệnh lý.

- Khoảng từ ngày thứ 3 từ khi mọc ban cơ thể sinh kháng thể, kháng thể tăng lên thì virus bị loại khỏi máu bệnh chuyển sang thời kỳ lui bệnh.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 46 - 49)