ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 120 - 122)

Tất cả khuyến cáo điều trị nhiễm HIV/AIDS dưới đây đều dựa vào tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS – Bộ Y tế - 8-2009”.

7.1. Điều trị người nhiễm HIV/AIDS

Hiện nay quyết định điều trị dựa vào các biểu hiện lâm sàng và số lượng tế bào CD4 trong máu, đôi khi cần dựa thêm vào nồng độ virus trong huyết thanh.

Bệnh viện (cơ sở điều trị) thực hiện điều trị người nhiễm HIV/AIDS theo hướng dẫn, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức theo dõi và quản lý tốt người bệnh nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

7.1.1. Phương hướng điều trị

Điều trị nhằm mục tiêu:

- Điều trị kháng retrovirus (kháng HIV). - Điều trị chống nhiễm trùng cơ hội.

- Chăm sóc, dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.

7.1.2. Điều trị kháng retrovirus

* Mục đích của điều trị ARV.

- Ức chế sự nhân lên của virus, kìm hãm lượng virus ở mức thấp nhất. - Tạo điều kiện phục hồi chức năng miễn dịch để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội.

* Nguyên tắc điều trị ARV

- Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và/hoặc xét nghiệm và người bệnh đã sẵn sàng điều trị.

- Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc; điều trị ARV là điều trị suốt đời.

- Điều trị ARV cần kèm theo điều trị dự phòng bệnh nhiễm trùng cơ hội khi tình trạng miễn dịch suy giảm.

- Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải dự phòng lây nhiễm virus sang người khác.

7.1.3. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị những người nhiễm HIV

+ Người nhiễm HIV giai đoạn 1,2 với CD4 < 250 tế bào/ mm3. + Người nhiễm HIV giai đoạn 3 với CD4 < 350 tế bào/ mm3.

+ Người nhiễm HIV giai đoạn 4 không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4.

- Nếu khơng có xét nghiệm CD4, bệnh nhân HIV ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 đều có chỉ định điều trị ARV.

7.2. Điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong nghề nghiệp

7.2.1. Nguyên tắc chung

- Tư vấn cho người bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể của người HIV (+).

- Cần lấy máu thử ngay HIV và điều trị ngay không cần chờ kết quả xét nghiệm.

- Thử lại HIV sau khi dùng thuốc 1 tháng; 3 tháng và 6 tháng.

- Tổn thương không làm xây sát da không điều trị mà chỉ cần rửa sạch da.

7.2.2. Đánh giá mức độ phơi nhiễm và xử trí vết thương tại chỗ

7.2.2.1. Đánh giá tính chất phơi nhiễm a. Kim đâm

- Cần xác định vị trí tổn thương.

- Xem kích thước kim đâm (nếu kim to và rỗng thì nguy cơ lây nhiễm cao).

- Xem độ sâu của vết kim đâm.

- Nhìn thấy chảy máu khi bị kim đâm.

b. Vết thương do dao mổ, do ống nghiệm đựng máu, chất dịch của bệnh nhân nhiễm HIV bị vỡ đâm vào da.

Cần xác định độ sâu và kích thước của vết thương. c. Da bị tổn thương từ trước và niêm mạc.

Da có các tổn thương do: chàm (eczema), bỏng hoặc bị viêm loét từ trước. Niêm mạc mắt hoặc mũi họng.

7.2.2.2. Xử trí ngay tại chỗ

- Da: Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng dung dịch Dakin hoặc nước Javel pha loãng 1/10 hoặc cồn 70o, để tiếp xúc nơi bị tổn thương ít nhất 5 phút.

- Miệng, mũi: rửa mũi bằng nước cất, súc miệng bằng huyết thanh mặn đẳng trương (0,9%).

7.2.3. Điều trị dự phòng

- Thời gian điều trị tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên (2-3 giờ sau khi xảy ra tai nạn), muộn nhất không quá 7 ngày.

- Nếu tổn thương chỉ xây xước da không chảy máu hoặc máu, dịch của bệnh nhân bắn vào mũi họng thì phối hợp 2 loại thuốc trong thời gian 1 tháng theo hướng dẫn ở phần trên.

- Nếu tổn thương sâu, chảy máu nhiều thì phối hợp 3 loại thuốc trong thời gian 1 tháng theo hướng dẫn ở phần trên.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, để chỉ định điều trị dự phòng cho người phơi nhiễm cần căn cứ vào các yếu tố sau:

* Độ phơi nhiễm (Exposure code, ký hiệu: EC): - EC-0: da lành.

- EC-1: da trợt, xây sát, viêm nhiễm.

- EC-2: da loét nông hoặc bị xuyên kim đặc.

- EC-3: da loét sâu hoặc bị xuyên kim rỗng, dính nhiều máu.

* Mức độ của nguồn nhiễm HIV (HIV status code, ký hiệu SC):

- SC-0: nguồn nhiễm anti-HIV (-).

- SC-1: nguồn nhiễm anti-HIV (+), CD4 cao, không triệu chứng.

- SC-2: nguồn nhiễm anti-HIV (+), CD4 thấp, có triệu chứng hoặc AIDS.

*Chỉ định điều trị thuốc kháng HIV:

- EC-0 hoặc SC-0: không điều trị

- EC-1/2 + SC-1/2: nên điều trị (cần được đồng ý của người phơi nhiễm). - EC -2/3 + SC-1/2: cần điều trị, phác đồ 3 thuốc.

Phác đồ 2 thuốc: AZT 600mg + 3TC (lamivudin) 300mg/ngày.

Phác đồ 3 thuốc: AZT 600mg + 3TC 300mg + Indinavir 2400mg/ngày. Đợt điều trị: 4 tuần.

7.3.2. Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 7.4.2. Điều trị nhiễm trùng cơ hội thường gặp

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)