dương.
- Đường lây chủ yếu là đường hơ hấp, người bị lây hít phải các hạt nước bọt nhỏ li ti có chứ vi khuẩn lao của những người bị lao phổi ho khạc ra. - Thời gian nguy hiểm của một nguồn lây bắt đầu từ lúc có triệu chứng đến khi được điều trị đặc hiệu, mối nguy hiểm này sẽ giảm khi điều trị đặc hiệu được 2 tuần. Nhưng cần chú ý khi một nguồn lây hết nguy hiểm khơng có nghĩa là bệnh nhân đã khỏi bệnh. Do vậy, mục tiêu của công tác chống lao là phát hiện ra nguồn lây và chữa khỏi cho họ.
2.3. Bệnh lao có q trình diễn biến qua 2 giai đoạn:
giai đoạn nhiễm lao và giai đoạn lao bệnh (lao sau sơ nhiễm), khi một cơ thể bị vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp vào tận phế nang. Sau khoảng 3 tuần đến 3 tháng, dưới tác động của vi khuẩn lao, cơ thể có sự chuyển biến về mặt sinh học, hình thành dị ứng và miễn dịch đối với vi khuẩn lao, người bị lây ở tình trạng nhiễm lao. Đa số người bị lây chỉ ở tình trạng nhiễm lao mà khơng chuyển giai đoạn bị bệnh lao. Chỉ có khoảng 1/10 các trường hợp nhiễm lao chuyển thành lao bệnh. Bệnh lao chỉ xảy ra khi có sự mất thăng bằng giữa khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể.
2.4. Các đối tượng dễ mắc lao:
- Những người sống chung với bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn trong đờm, đặc biệt ở trẻ em và thanh niên.
- Những người nhiễm HIV. - Người mắc các bệnh mãn tính.
- Người dùng các thuốc giảm đau, miễn dịch kéo dài.
2.5. Bệnh lao điều trị có kết quả tốt:
Hiện nay, tất cả các thể lao được phát hiện sớm đều có thể điều trị khỏi bằng hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm sốt trực tiếp. Vấn đề tổ chức và quản lí điều trị cần tiếp tục nghiên cứu để có các hình thức điều trị thuận lợi và phù hợp hơn cho bệnh nhân lao, đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.
2.6. Bệnh lao là một bệnh xã hội:
Trong từng chế độ xã hội, mức sống, hoàn cảnh sinh hoạt, các hiện tượng xã hội như thiên tai, chiến tranh đều ảnh hưởng đến tình hình bệnh lao.
Alimor (1957) và Chanlet P (1984) đã chứng minh rằng cơng nghiệp hóa kiểu xã hội chủ nghĩa thì bệnh lao giảm ngược lại, cơng nghiệp hóa kiểu tư bản chủ nghĩa thì bệnh lao tăng.
Bệnh lao mang tính chất xã hội đã gây khó khăn và khiến cho cơng tác chống lao kém hiệu quả, nhưng do những tiến bộ lớn về điều trị, đặc điểm đó ít được chú ý trong các nghiên cứu về bệnh lao. Gần đây vấn đề này đã được quan tâm đúng mức. Điều cần chú ý là 95% bệnh nhân lao và 98% trường hợp tử vong do lao, đều ở các nước đang phát triển và đa số họ đang ở lứa tuổi lao động. Có thể thấy rằng bệnh lao trở thành một gánh nặng thật sự đối với các nước đang phát triển cả về mặt xã hội và kinh tế.