- Bệnh Lao đã được phát hiện từ trước công nguyên ở Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp và các nước vùng Trung Á. Thời kỳ này bệnh Lao được hiểu lẫn với một số bệnh khác và người ta xem đó là một bệnh khơng chữa được, bệnh do di truyền.
- Năm 1882, Robert Koch tìm ra nguyên nhân là vi trùng Lao hay gọi là Baccilus de Koch (viết tắt là BK).
- Năm 1907, Von Pirquers áp dụng phản ứng da để xác định tình trạng nhiễm lao. Mantoux (1908) dùng phương pháp tiêm trong da để phát hiện dị ứng lao (nay gọi là phản ứng Mantoux).
- Năm 1908 Calmette và Guerin bắt đầu nghiên cứu tìm văcxin phòng Lao và 13 năm sau (1921), các tác giả đã thành công.
- Năm 1944, Waksman đã tìm ra Stretomycin thuốc kháng sinh điều trị bệnh lao. Năm 1952, Rmifon (Isoniazit) được đưa vào điều trị bệnh lao.
- Năm 1965, Rifampicin, thuốc chống lao mạnh nhất ra đời. Năm 1978, cơ chế tác dụng và vị trí của thuốc Pyrazinamid được đánh giá là một thuốc đặc hiệu có tác dụng tiệt khuẩn, tác dụng với cả vi khuẩn lao trong tế bào và ngoài tế bào.
- Ngày nay, bệnh lao còn rất phổ biến ở các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Khoảng 1/3 dân số trên thế giới đã nhiễm lao. Mỗi năm có 8 – 9 triệu người mắc lao mới và có khoảng 3 triệu người chết do lao. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người chết do lao chiếm 98% tổng số lao chết trên thế giới và 75% là ở lứa tuổi lao động. (15 – 50 tuổi).
- Năm 1957, nhà nước đã có quyết định thành lập Viện chống Lao Trung ương (nay là Viện Lao và Bệnh Phổi). Công tác chống lao đã được một số kết quả khác nhau qua từng thời kỳ..
- Tháng 11 năm 1994, Nhà nước Việt Nam đã có quyết định thành lập Chương trình chống lao Quốc gia và đầu tư kinh phí cho chương trình này.