Kiểm sốt chăn ni và giết mổ lợn Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm/chết.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 148 - 150)

- Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm/chết.

+Nếu phải xử lý lợn ốm/chết cần sử dụng trang bị phòng hộ: găng tay,

ủng, khẩu trang...

+Không làm thịt và ăn thịt lợn ốm/chết và lợn không rõ nguồn gốc.

- Không ăn thịt lợn chưa nấu chín như thịt thủ luộc tái, lịng lợn và nội tạng trần, tiết canh, nem chua.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh liên cầu lợn? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh liên cầu lợn? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh liên cầu lợn?

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG MỤC TIÊU MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh tay chân miệng. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.

3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.

4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phòng bệnh.

NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mơng, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

II.DỊCH TỄ HỌC 2.1. Mầm bệnh 2.1. Mầm bệnh

Nhóm virus đường ruột Enterovirus và tay chân miệng thường gặp là virus Coxackie nhóm A (tuyp 16, 4,5,9,10) đơi khi nhóm B hoặc Enterovirus 71 Trong những năm gần Enterovirus 71 đây đang có xu hướng trở thành nguyên nhân thường gặp và gây ra các vụ dịch bùng nổ.

2.2. Nguồn bệnh: Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ

nhiễm bệnh.

2.3 Đường lây: Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hố. Nguồn lây chính từ nước

bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

2.4. Cơ thể cảm nhiễm

- Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

- Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)