V. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 5.1.Thể thông thường điển hình
BỆNH QUAI BỊ MỤC TIÊU
MỤC TIÊU
2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.
3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh bạch hầu.
4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh quai bị (còn được gọi là viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hơ hấp. Biểu hiện lâm sàng là viêm tuyến nước bọt mang tai khơng hố mủ. Các tuyến nước khác, tinh hồn, tuỵ, và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
- Là virus nhóm ARN thuộc họ Myxovirus.
- Có hướng tính gây bệnh với các tuyến (ngoại tiết) và thần kinh.
- Sức đề kháng kém, bị bất hoạt nhanh khi ra ánh nắng và điều kiện khơ nóng.
- Tồn tại lâu ở nhiệt độ thấp.
III. DỊCH TỄ HỌC
3.1.Nguồn truyền nhiễm:
Là những người mắc đang mắc quai bị cấp tính ở tất cả các thể.
3.2.Đường truyền nhiễm:
- Lây trực tiếp bằng đường hô hấp qua tiếp xúc giữa người bệnh và người lành.
- Thời gian lây: từ 7 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.
3.3.Khối cảm thụ:
- Tất cả mọi người chưa mắc quai bị đều có thể bị mắc, quai bị thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Trẻ dưới 2 tuổi và người già hiếm gặp.
- Bệnh xảy ra quanh năm, thường vào mùa Đông- Xuân.
- Miễn dịch sau mắc bệnh bền vững. Miễn dịch mẹ truyền cho con tồn tại khoảng 1 năm.
IV.BỆNH SINH
-Từ niêm mạc miệng, mũi, họng, kết mạc gây nhiễm virus huyết và gây nên các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc ở thời kỳ đầu.
- Sau đó từ máu virus đột nhập vào các tuyến nước bọt (hay gặp nhất là tuyến mang tai), tinh hoàn, buồng trứng, tuỵ tạng, thần kinh ...phát triển và gây nên các triệu chứng viêm.
- Virus được đào thải qua nước bọt. Đơi khi có thể từ tuyến nước bọt đột nhập vào máu gây tổn thương các tuyến khác.
V. LÂM SÀNG ( thể điển hình) 5.1. Thời kỳ ủ bệnh:
Trung bình 18 - 21 ngày.
5.2.Thời kỳ khởi phát:24- 48h
- Sốt 38 -390C
- Đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém
5.3.Thời kỳ toàn phát
* Sau sốt 24 - 48h xuất hiện viêm tuyến mạng tai, lúc đầu viêm một bên sau đó lan sang bên kia (2 bên sưng khơng đối xứng bên to bên nhỏ). Sưng to ở vùng trước tai, lan xuống hàm làm cằm cổ bạnh, cằm xệ, mặt phình ra, biến dạng mặt.
* Da vùng tuyến mang tai bị sưng, căng, bóng, khơng đỏ, ấn khơng lõm, sờ
nóng, đau.
* Nước bọt ít, qnh.
* Viêm đỏ lỗ ống Stenon (dấu hiệu Mourson). Khi tuyến mang tai sưng không rõ ràng hoặc lúc mới khởi bệnh cần tìm 3 điểm đau của Rillet đó là điểm: khớp thái dương hàm - điểm mỏm xương chũm, điểm sau góc xương hàm dưới.
* Các triệu chứng khác: - Đau khi há miệng,
- Họng viêm đỏ, sưng hạch góc hàm, - Có thể vẫn sốt, đau đầu,
- Có thể kèm theo viêm tuyến dưới lưỡi, dưới hàm.
* Xét nghiệm: Bạch cầu giảm, đa nhân trung tính giảm, lym pho tăng tương đối, amylaza
5.4.Thời kỳ lui bệnh :
- Bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày.
- Thường hết sốt trong vòng 3-4 ngày máu nước tiểu đều tăng.
- Tuyến nước bọt nhỏ dần, khơng bao giờ hố mủ (Trừ khi bị bội nhiễm) và cũng không bao giờ bị teo.
Có thể xảy ra trước, cùng hoặc sau viêm tuyến nước bọt, đôi khi không đi kèm viêm tuyến nước bọt.
5.6.1.Viêm tinh hoàn
- Gặp ở nam giới, tuổi dậy thì hoặc trưởng thành.