VIII. Quy định chun mơn về xử lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
c. Ban: là triệu chứng hay gặp.
- Xuất hiện ở cuối tuần một và đầu tuần 2 của bệnh.
- Thường là ban dát sẩn, kích thước từ hạt kê đến 1cm đường kính. Mọc khắp tồn thân (lưng, ngực, lụng, tứ chi) trừ lịng bàn tay, lịng bàn chân, khoảng 10% có ban xuất huyết.
- Ban tồn tại từ vài giờ tới một tuần.
5.3.3. Hội chứng tim, mạch
- Dãn mạch làm da thường hồng hào, xung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ (đây là triệu chứng để phân biệt với sốt rét và thương hàn). Đơi khi có những trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hóa, ho ra máu…
- Hay có biểu hiện của viêm cơ tim: tiếng tim mờ, ngoại tâm thu, huyết áp giảm.
5.3.4 Các triệu chứng về hơ hấp
Có thể gặp viêm phổi khơng điển hình hoặc viêm phế quản.
5.3.5. Triệu chứng ở các cơ quan khác
- Về tiêu hóa: phân táo trong các ngày sốt, đơi khi có thể ỉa lỏng vài ngày, đau vùng thượng vị giống như viêm dạ dày nhưng các triệu chứng này thường hết khi khỏi bệnh. Gan và lách có thể to nhưng thường chỉ lấp ló bờ sườn, ít đau.
- Tiết niệu: có thể có protein trong nước tiểu, đơi khi có cả trụ hình nhưng chỉ thoáng qua.
5.4. Hồi phục và tái phát
5.4.1. Hồi phục:
Nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ cắt sốt nhanh. Nhưng nếu khơng được điều trị kháng sinh và khơng có biến chứng, thơng thường sốt kéo
dài khoảng 2-3 tuần (cá biệt đã gặp sốt tới 27 ngày) thì hết sốt. Bệnh phục hồi chậm, thời gian dưỡng bệnh kéo dài 1-2 tuần.
5.4.2. Tái phát:
Tỷ lệ tái phát bệnh cao, dù đã được điều trị bằng Chlorocid với liều thấp hoặc liều cao. Tái phát thường xuất hiện sau khi cắt sốt 5-14 ngày.
VI. BIẾN CHỨNG
- Tim mạch: viêm cơ tim, trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn…
- Hô hấp: viêm phổi, viêm phổ - phế quản nặng do bội nhiễm hoặc do chính Rickettsia.
- Viêm não, màng não.
VII.CHẨN ĐOÁN
7.1.Tiêu chuẩn xác định bệnh:
a. Chỉ cần 1 tiêu chuẩn lâm sàng
- Sốt, vét loét đặc trưng, có hoặc khơng có hạch sưng đau, ban dát sẩn, BC4-12.000, L bình thường tăng, VS tăng.
- Chỉ tiêu bắt buộc: phải có vết loét đặc trưng. b. Nếu khơng có vết lt đặc trưng
- Bắt buộc phải có một test dương tính: test IgM ELISA
- Phân lập Orientia tsutsugamushi; nhuộm soi kính hiển vi điện tử phát hiện vi khuẩn ở tế bào nuôi cấy; phản ứng PCR.
c. Phản ứng Weil – Felix với kháng nguyên OXK.
điều trị thử; để giải quyết sớm bệnh nhân, nên dùng thử tetracyclin hay Chlorocid, chỉ có giá trị chẩn đốn nghi ngờ.
7.2. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh do xoắn khuẩn: khơng có nốt lt đặc trưng, thường có xuất huyết dưới da.
- Thương hàn: khơng có nốt lt đặc trưng. - Sốt Dengue: khơng có nốt lt đặc trưng.
- Sốt rét: khơng có nốt lt đặc trưng: KST sốt rét (+)
IIX. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH 8.1. Phòng ngừa 8.1. Phòng ngừa
a. Điều tra cơ bản phát hiện ổ dịch ở địa bàn nghi ngờ và có người ở . b. Tại ổ dịch đã xác định hoặc nghi ngờ
+ Tránh ngồi nằm, phơi quần áo, ba lô lên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây khi đi phát nương làm rẫy, hành quân dã ngoại, trinh sát, vào rừng cần mang theo giầy tất và chít ống quần.
+ Tối ưu tẩm quần áo bằng thuốc diệt Mò (permithrin và bezoat) hoặc xoa chân tay thuốc xua Mò (diethylltoluamid, DEET);
- Diệt Mị ở mơi trường: phun tồn lưu vào đất ẩm, bờ bụi cây cỏ cao < 20cm quanh nhà nơi dâm mát thuốc diazinon, fenthion, malathion, lindan, dieldrin, chlordan.
- Diệt chuột theo mùa: chú ý rắc thuốc diệt Mò trước.
- Phát quang thảm thực vật quanh nhà chọn lọc các đám thực vật có nhiều ấu trùng Mò (đảo Mò).
-Điều trị dự phòng: biện pháp này hạn chế vì nhiễm bệnh tại ổ dịch khơng dễ dàng; khi có đơn vị bộ đội phải vượt qua ổ dịch đi làm nhiệm vụ có thể dùng Doxycylin 200mg/tuần.
8.2. Biện pháp chống
a. Với bệnh nhân:
- Cảnh giác phát hiện bệnh tại ổ dịch.
- Báo cáo ngay khi gặp ca đầu tiên hoặc khi có dịch liên quan đến 1 đại bàn.
- Nơi có dịch, hàng ngày thăm mọi người và khám kỹ mọi người có sốt trong địa bàn đó.
- Khơng cần cách ly bệnh nhân.
- Với người tiếp xúc không cần điều tra, cách ly, điều trị dự phòng và tiêm chủng.
- Điều trị bệnh nhân bằng tetracyclin 2g/ngày đầu và 1g/24 giờ ngày sau tới khi cắt sốt 2 – 3 ngày để chặn tái phát; khử trùng tẩy uế hàng ngày và lần cuối khơng có ý nghĩa cắt lây lan.
- Thu dung: thể thơng thường điển hình tại bệnh xá, thể nặng có biến chứng tại bệnh viện,
- Tiêu chuẩn ra viện: hết sốt 7 ngày, ổn định.
b. Các biện pháp khác như truyền thông, tổng vệ sinh phất quang thảm thực vật quanh nhà, phun thuốc diệt mò, bẫy diệt chuột, bảo vệ cá nhân. Xoa thuốc xua, tẩm quần áo thuốc xua diệt Mò cần được tăng cường. Tới nay chưa có văcxin hiệu lực.
c. Biện pháp quốc tế: tàu thủy, máy bay xuất phát từ 1 địa bàn là ổ dịch hoặc
đang có dịch phải giám sát các chú chuột – thú nhỏ.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh sốt mò? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh sốt mò? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh sốt mò?
BỆNH CÚM GIA CẦM ( CÚM A/H5N1) MỤC TIÊU MỤC TIÊU
1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh cúm A/H5 N1. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.
3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.
4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG
Cúm ở các lồi lơng vũ (chim: Avian flu) còn gọi là cúm gà hay cúm gia cầm. Cúm H5N1 là bệnh cúm do virus A gây ra cho các lồi chim (gia cầm) và có thể lây sang 1 số loại động vật có vú khác, biểu hiện bệnh bằng hội chứng viêm đường hơ hấp nặng, suy thở nhanh chóng và thường có suy đa tạng. Bệnh ở người có tỷ lệ tử vong cao.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU