TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (thể thông thường điển hình) 5.1 Thời kỳ ủ bệnh: 8-11 ngày

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 49 - 50)

5.1. Thời kỳ ủ bệnh: 8-11 ngày

5.2. Thời kỳ khởi phát:(thời kỳ viêm long) 3- 4 ngày.

* Hội chứng nhiễm khuẩn:

- Sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao 38- 400 C. - Kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp. * Xuất tiết niêm mạc:

- Ở mắt: Chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp, sưng nề mi mắt, .. - Ở mũi: Sổ mũi, hắt hơi.

- Ở thanh, phế quản: Khàn tiếng, ho khan, khò khè. * Dấu hiệu Koplick:

Nội ban xuất hiện (ngày thứ 2) đó là các hạt trắng nhỏ như đầu đinh gim, từ vài nốt đến vài chục, vài trăm nốt mọc ở niêm mạc má.

xung quanh hạt Koplick: niêm mạc má thường có xung huyết. Các hạt Koplick tồn tại 24 -48h. Đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đốn sớm và chắc chắn.

* Hạch bạch huyết sưng

* Xét nghiệm bạch cầu tăng vừa, Neutro tăng.

5.3.Toàn phát: (thời kỳ phát ban) 5- 7 ngày *Ban mọc ngày 4-6 có đặc điểm

- Ban dát sẩn, ban nhỏ hơi gờ lên mặt da, giữa các ban là khoảng da lành. - Ban mọc rải rác hay dính với nhau thành từng đám tròn 3-6mm.

- Ban mọc theo thứ tự:

+ Ngày 1: Sau tai, lan ra mặt. + Ngày 2: Lan xuống ngực, tay.

+ Ngày 3: Lan xuống lưng chân.

*Ban mọc trong niêm mạc: ở đường tiêu hoá gây ỉa lỏng, ở phổi gây viêm phế quản, ho.

*Toàn thân :

- Khi bắt đầu ban mọc, toàn thân nặng lên, sốt cao hơn, mệt hơn. - - Khi mọc ban đến chân nhiệt độ giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm rồi hết.

* Xét nghiệm: bạch cầu giảm, lym pho tăng, Neutro giảm.

5.4.Thời kỳ lui bệnh

- Vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay và bay theo thứ tự như khi mọc ban từ mặt đến thân, mình và chi, để lại các vết thâm có tróc da mỏng. mịn kiểu bụi phấn hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu loang lổ gọi là dấu hiệu vằn da hổ. đây là dấu hiệu đặc hiệu để truy chẩn đốn.

- Tồn thân bệnh nhân ăn uống khá hơn, thể trạng hồi phục dần nếu không biến chứng.

5.5. Lâm sàng có thể có :

5.5.1. Thể nhẹ :

- Không sốt hoặc sốt vừa. - Viêm xuất tiết mũi họng nhẹ. - Ban thưa mờ lặn nhanh. - Hay gặp trẻ < 6 tháng.

5.5.2. Thể vừa: Thể thơng thường điển hình. 5.5.3. Thể nặng (ác tính) 5.5.3. Thể nặng (ác tính)

Sốt cao vọt, phát ban ít, mê sảng, xuất huyết, tiểu ít... dễ đi đến tử vong. - Sởi ác tính thể xuất huyết: xuất huyết dưới da hoặc phủ tạng.

- Sởi ác tính thể phế quản phổi: suy hơ hấp.

- Sởi ác tính thể nhiễm độc nặng: sốt cao, vật vã, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt...

- Sởi ác tính thể iả chảy: rối loạn tiêu hóa.

- Sởi ác tính thể bụng cấp: Giống viêm ruột thừa thường gặp trẻ 6 tháng - 2 tuổi.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)