7.1. Thời kỳ ủ bệnh
*Tại vết thương sau khi bị chó, mèo cắn:
- Rửa sạch vết thương nhiều lần bằng xà phịng, cồn iot, cơn..., - Tránh khâu vết tương, tiêm SAT và kháng sinh.
*Tiêm huyết thanh kháng dại:
Chỉ định: Vết cắn gần thần kinh trung ương, rộng, sâu... Tiêm trước khi tiêm văcxin.
Tiêm trong 7 ngày sau khi bị chó cắn.
Liều lượng: 40UI/kg cân nặng và thử Tets, 1/2 liều tiêm bắp và 1/2 liều tiêm xung quanh vết cắn.
* Tiêm văcxin:
- Khi bị liếm trên da có vết thương, bị cào cắn bởi súc vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại mà con vật đó bị chết, hoặc bỏ đi.
- Khi bị súc vật khỏe mạnh cắn vị trí xa thần kinh trung ương: cần theo dõi chó 10 ngày nếu chó chết hoặc bỏ đi, hoặc ốm, thay đổi tính tình phải tiêm phịng văcxin ngay.
+ Một số loại văcxin đang sử dụng: Verorab, Rabipua..
+ Cách tiêm: 5 mũi vào các ngày theo công thức N0-N3-N7-N14-N28 (tiêm bắp hoặc dưới da).
7.2. Khi phát bệnh:
- Hiện chưa có thuốc gì để cứu sống bệnh nhân đã lên cơn dại, chỉ điều trị triệu chứng: Cho thuốc an thần , để nơi yên tĩnh và riêng biệt.
Bệnh dại được coi là bệnh tối nguy hiểm nên khi săn sóc phải đầy đủ trang phục bảo hộ, rửa tay xà phòng, cồn....
IIX. PHÒNG BỆNH
- Quản lý và tiêm phịng cho chó.
- Khơng thả rơng chó ra đường, khi thả phải rọ mõm.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh bệnh dại? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh dại?
3. Triệu chứng lâm sàng bệnh dại?
BỆNH DO LEPTOSPIRA
MỤC TIÊU
1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh sốt Leptospira. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.
3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.
4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG
- Leptospirosis là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua da và niêm mạc. Đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, hội chứng tổn thương gan thận.
- Bệnh lây từ động vật sang người và có ổ bệnh thiên nhiên.
II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
- Là xoắn khuẩn họ Leptospiraceae, soi tươi dưới kính hiển vi nền đen thấy: Hình sợi dài, mảnh có 15-30 vịng xoắn nhỏ rất sát nhau, 2 đầu thường cong hình chữ C, di động theo kiểu xốy và bật thẳng, có khả năng xuyên qua da và niêm mạc, nhất là da bị xây sát, bắt màu Gram âm, ưa khí, mọc chậm ở mơi trường ni cấy, pH thích hợp 7,2 - 7,5, nhiệt độ 28 - 300C.
- Sức đề kháng yếu, dễ bị diệt 500 C / 10 phút, ánh sáng và các thuốc khử trùng thông thường dễ diệt được Leptospira, chịu được lạnh và sống lâu ở nước tới 3 tuần. sống dai dẳng trong bùn lầy, nước đọng với pH bazơ 7,5 tốt nhất là nước cống rãnh, ruộng đồng, khe núi.
- Leptospira gây bệnh cho người và động vật đến nay được biết chia thành khoảng 23 nhóm, gồm 240 tuyp huyết thanh, tuyp có các kháng nguyên đặc hiệu riêng mỗi tuyp huyết thanh có các ngưng kết chéo 1 phần.
- Leptospira khơng có ngoại độc tố, có nội độc tố.
III. DỊCH TỄ HỌC 3.1. Nguồn bệnh: 3.1. Nguồn bệnh:
- Là động vật, trong đó chủ yếu là chuột và 1 số loại gia súc: lợn, chó, mèo, trâu bị…
- Người mắc bệnh ngẫu nhiên, không phải là nguồn bệnh tự nhiên. Một số trường hợp có sự lây truyền từ bệnh nhân sang người tiếp xúc.
3.2. Đường lây:
- Đường qua da và niêm mạc: do tiếp xúc trực tiếp với nước, bùn đất có ơ nhiễm xoắn khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phủ tạng súc vật bị bệnh. Đây là đường lây chủ yếu.
- Đường tiêu hoá: qua thức ăn, nước uống( khơng đun sơi, nấu chín) bị ơ nhiễm.
- Cá biệt là đường hơ hấp do hít phải các giọt nước nhiễm khuẩn ở dạng khí dung.
Sơ đồ đường lây trong tự nhiên
Chuột chuột gia súc, dã thú
Nước, đất, thực phẩm ô nhiễm
Người Người
( Nước tiểu ô nhiễm)
3.3. Sức cảm thụ và miễn dịch
- Mọi người, mọi giới đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh mang tính chất nghề nghiệp hay gặp ở nông dân lội ruộng, người chăn nuôi súc vật, bộ đội tập luyện nơi bùn lầy....
- Sau mắc miễn dịch vững bền, khơng có miễn dịch chéo.
IV. BỆNH SINH