BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 91 - 93)

IX. ĐIỀU TRỊ 9.1 Nguyên tắc

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN MỤC TIÊU

MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh viêm não Nhật Bản. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.

3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.

4. Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh.

NỘI DUNG I.ĐẠI CƯƠNG I.ĐẠI CƯƠNG

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu do virus gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt cao, hội chứng nhiễm độc toàn thân với sự phát triển của viêm não tuỷ nặng và tỷ lệ tử vong cao.

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

- Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Arbo virus nhóm B.

- Khơng chịu nhiệt, bị bất hoạt ở 560C trong 30’, 1000C trong 2 phút. Bị diệt bởi thuốc sát khuẩn thông thường.

- Trạng thái đơng lạnh virus có thể tồn tại vài năm.

- Muỗi hút máu động vật có virus (chim và lợn) sau đó truyền bệnh suốt đời và có thể truyền virus cho thế hệ sau qua trứng.

Muỗi Culex Tritaenrhyncus thường sinh sản ở đồng ruộng, đôi khi xa nơi người ở nhưng nhưng bay được đến vùng xung quanh nhà 2km, bay cao khoảng 13m, hút máu người vào buổi tối từ 18 - 22 giờ. Ở Việt nam loại muỗi Culex tritaeniarhynchus sinh sôi mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7).

III. DỊCH TỄ HỌC 3.1.Nguồn bệnh 3.1.Nguồn bệnh

Virus lưu hành trong các ổ dịch thiên nhiên, chủ yếu là các loài chim và thú như: chim sẻ, cò, vạc, liếu điếu và lợn.

3.2.Đường lây truyền

- Lây theo đường máu.

- Virus được truyền từ các vật chủ với nhau và sang người nhờ muỗi Culex Tritaenrhyncus.

.

Muỗi Muỗi

Chim Chim Muỗi Lợn Lợn

Muỗi Người Muỗi

Vịng tuần hồn bệnh viêm não Nhật Bản trong tự nhiên

3.3. Cơ thể cảm thụ

- Sức cảm thụ cao với trẻ em dưới 10 tuổi, người lớn tỷ lệ có kháng thể cao do vậy ít mắc bệnh hơn.

- Tỷ lệ mắc bệnh ở đồng bàng cao hơn vùng rừng núi và ở nông thôn cao hơn ở thành phố.

- Sau khi bị bệnh để lại miễn dịch chắc chắn và vững bền.

IV. BỆNH SINH

- Virus được muỗi truyền vào máu, phát triển trong máu và đi khắp cơ thể. - Tính hướng thần kinh, virus xâm nhập các tế bào thần kinh, sinh sản và phát triển nhanh ở đó. Sau khi đã đạt được mật độ cao ở các tế bào thần kinh, virus lại xâm nhập lần thứ 2 vào máu. Nhiễm virus lần 2 gây phản ứng sốt. Trên lâm sàng tương ứng với giai đoạn bắt đầu cấp tính của bệnh.

- Virus gây biến đổi bệnh lý rõ nhất ở hệ thống thần kinh qua kính hiển vi thấy: phù nề màng não và tổ chức não các động mạch và tĩnh mạch nào dãn rộng và ứ máu, xuất huyết đốm nhỏ ở tổ chức não và màng mềm. Trong tổ chức não đặc biệt vùng đồi thị, thể vân và cả sừng Amon có ổ nhũn não và xuất huyết. - Trong các cơ quan nội tạng đều ứ máu., có nhiều đốm xuất huyết ở niêm mạc và thanh mạc. Thối hóa tổ chức cơ tim, gan , thận và phát sinh viêm phổi ổ... Viêm xuất huyết và thối hóa màng não- tủy và cả chất nao - tủy. Ngoài phù nề, xuất huyết đốm còn thấy thâm nhiễm quanh các huyết quản của tổ chức não, tủy sống tạo nên các u hạt nhỏ quanh huyết quản và các u tế bào thần kinh đệm với các ổ hoại tử và nhũn não nhỏ. Những thay đổi nặng nhất xảy ra ở vùng đồi thị, chất xám, nhân đỏ, thể trán và tiểu não.

V. LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 91 - 93)