Thiếu máu, cường lách Tổn thương thận.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 161 - 164)

- Tổn thương thận.

- Phù.

VII. CHẨN ĐOÁN

7.1. Chẩn đoán quyết định dựa vào:

7.1.1 Dịch tễ: sống trong vùng có sốt rét lưu hành, mới vào vùng sốt rét. 7.1.2 Lâm sàng:

- Cơn sốt điển hình với 3 giai đoạn và có chu kỳ. - Kèm theo gan to, lách to, thiếu máu.

- Cơn khơng điển hình: Sốt liên tục dao động 5-7 ngày rồi thành cơn, sốt không thành cơn bệnh nhân chỉ ớn lạnh gai rét.

7.1.3. Cận lâm sàng: xét nghiệm máu có KST sốt rét (+)

7.2. Chẩn đoán phân biệt với:

7.2.1.Thương hàn: có triệu chứng lưỡi quay, phản ứng Widal+...

7.2.2. Dengue xuất huyết độ I nhầm SR sơ nhiễm: dấu hiệu dây thắt +.

Hematocit tăng..

7.2.3.Sốt do ấu trịng mị: Có vết đốt, nốt loét vảy màu nâu đen, hạch sưng to..

IIX. ĐIỀU TRỊ 8.1. Nguyên tắc: 8.1. Nguyên tắc:

- Phát hiện và điều trị sớm. - Đủ liều, đúng phác đồ.

- Kết hợp với điều trị triệu chứng và nuôi dưỡng bệnh nhân tốt.

8.2. Điều trị cụ thể:

8.2.1. Hộ lý:

- Nghỉ ngơi trong đợt điều trị.

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp. - Chế độ ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.

8.2.2. Thuốc điều trị: (Liều lượng thuốc dùng cho người lớn)

* Thuốc điều trị đặc hiệu: Dùng một trong các thuốc sau: + Artémisinin viên 0,25:

- Ngày đầu uống 4 viên: 2 giờ đầu uống 2 viên; Sau đó cứ cách 8 giờ cho uống 1 viên.

- Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7: Uống 2 viên/ngày, chia (sáng, chiều).

+ Artésunat viên 50mg:

- Ngày đầu uống 4 viên: 2 giờ đầu uống 2 viên; Sau đó cứ cách 8 giờ cho uống 1 viên.

- Từ ngày tứ 2 đến ngày thứ 7: Uống 2 viên/ngày, chia (sáng, chiều). + Quininsulfat viên 0,30g x 5 viên/24h, chia (sáng, chiều, tối) x 7 ngày. + Cloroquin viên 0,25g x 2 viên/ngày x 4 ngày.

* Nếu kháng thuốc dùng phối hợp:

Arténisinin viên 0,25 liều lượng và cách dùng như trên. Doxycylin 100mg x 2 viên/ngày x 5 -> 7 ngày.

Hoặc Artesunat viên 50mg: Liều lượng và cách dùng như trên. Tetracyclin 0,25g x 4 viên/ngày x 5 -> 7 ngày

* Diệt thể ngủ trong gan đối với P. Vivax: Primaquin 13,2mg x 2viên/ngày x 10

ngày

8.2.3. Điều trị triệu chứng:

- Sốt cao: Paracetamol

- Bổ xung viên sắt, vitamin A, C, acid folic - Bổ xung đủ nước điện giải

- Truyền đạm, truyền máu khi cần thiết.

IX. DỰ PHÒNG

- Tuyên truyền, giáo dục vệ sinh phòng chống bệnh sốt rét cho mọi người đặc biệt là người mới vào vùng sốt rét lưu hành.

- Uống thuốc phòng sốt rét khi vào vùng có sốt rét lưu hành. Viên phịng sốt rét số II x 2 viên/ngày x 3 ngày.

- Trong điều trị chú ý:

+Điều trị cắt cơn và điều trị tiệt căn chống tái phát.

+ Điều trị cắt đường lan truyền qua muỗi: Dùng thuốc diệt thể giao bào của ký sinh trùng sốt rét trong máu.

+ Điều trị dự phòng cá nhân: Định kỳ uống thuốc sốt rét cho những đối tượng chưa có miễn dịch sốt rét mà mới vào vùng sốt rét trong 6 tháng đầu. Và với đối tượng đã mắc bệnh sốt rét đi từ vùng sốt rét ra vùng lành.

+Điều trị chống kháng thuốc.

- Theo dõi quản lý tốt bệnh nhân sốt rét.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh sốt rét thể thông thường ? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh sốt rét thể thông thường?

3. Triệu chứng lâm sàng bệnh sốt rét thể thơng thường?

4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh sốt rét thể thông thường?

SỐT RÉT ÁC TÍNH MỤC TIÊU MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh Sốt rét ác tính. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.

3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.

4. Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phòng bệnh.

NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Sốt rét ác tính là sốt rét nguy kịch thường do Plasmodium Falciparum gây rối loạn huyết động, tắc nghẽn vi tuần hoàn phủ tạng, dẫn đến tổn thương nhiều phủ tạng: gan, não, phổ, thận... Tỷ lệ tử vong cao khoảng 10%

II. DỊCH TỄ HỌC

- SRAT phát sinh người mới vào vùng sốt rét trong vòng 1 năm.

- Trong vùng sốt rét lưu hành, tỷ lệ sốt rét ác tính thể cao nhất ở trẻ em.

III. BỆNH SINH

SRAT cơ bản: Rối loạn huyết động vi tuần hồn ở các phủ tạng gây vón kết hồng cầu (hồng cầu nhiễm KSTSR) trong các mao mạch sâu nội tạng. Sự vón kết này gặp chủ yếu ở não nên SSRAT thể não là chủ yếu.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 161 - 164)