giống Haemophilus nhưng về sau người ta thấy nó khơng liên quan đến kháng nguyên Haemophilus nên được gọi là Bordetella pertussis.
- Là trực khuẩn gram (-), 2 đầu nhọn, kích thước 0,3 - 0,5 x 1 - 1,5µm, ưa khí, khơng di động, khơng sinh nha bào. Ni cấy thích hợp ở nhiệt độ 370C.
- Tiết ra nội độc tố: chịu nhiệt và không chịu nhiệt: độc tố chịu nhiệt có tính prrotein, tạo được giải độc tố và kích thích cơ thể hình thành miễn dịch kháng độc tố.
III. DỊCH TỄ HỌC 3.1. Nguồn bệnh: 3.1. Nguồn bệnh:
Là bệnh nhân bị bệnh ho gà, bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh, khi có những biểu hiện viêm long đường hô hấp và những cơn ho đầu tiên. Đặc biệt chú ý những trường hợp không điển hình, bệnh nhân khơng được cách ly nên lây lan sang xung quanh.
3.2. Đường lây:
Bệnh ho gà lây theo đường hơ hấp do vi khuẩn có trong những giọt nước bọt bắn ra từ mũi miệng bệnh nhân khi ho hắt hơi trực tiếp sang người bệnh. Phạm vi lây trong khoảng dưới 3m.
3.3. Sức cảm thụ:
- Mọi người đều có thể bị mắc bệnh, nhưng chủ yếu là trẻ em từ - 6 tuổi dễ mắc bệnh.
- Sau khi bị bệnh, bệnh nhân có miễn dịch bền vững suốt đời.
IV. BỆNH SINH
- Những thương tổn ở phổi chủ yếu do độc tố của vi khuẩn gây ra.Trực khuẩn ho gà vào biểu mô đường hô hấp rồi phát triển nhân lên gây viêm cấp tính đường hơ hấp và kích thích niêm mạc tăng tiết nhày (không vào máu). Tổn thương xảy ra chủ yếu ở phế quản và các tiểu phế quản.
- Độc tố của vi khuẩn 1 mặt kích thích trực tiếp vào các thụ cảm thần kinh của niêm mạc đường hô hấp gây ra cơn ho điển hình, mặt khác tác động lên hệ thần kinh trung ương. Tại đây độc tố cịn có thể ảnh hưởng trực tiếp trung khu hơ hấp thể nặng có thể ngừng thở. Độc tố còn tạo ra những ổ hưng phấn ở trung khu hô hấp, kết quả là tạo ra những cơn ho phản xạ và kéo dài. Sự lan truyền của độc tố ở hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến biểu hiện viêm não, một biến chứng nặng của ho gà.
V.LÂM SÀNG Thể thơng thường điển hình
5.1. Thời kỳ nung bệnh: Trung bình từ 5 - 12 ngày. 5.2.Thời kỳ khởi phát: 3 - 14 ngày:
- Sốt nhẹ từ từ tăng dần.
- Các triệu chứng viêm long đường hô hấp: ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng.
5.3. Thời kỳ Toàn phát: 1 - 2 tuần (giai đoạn co thắt, giai đoạn viêm long).
Xuất hiện những cơn ho vô cớ bất chợt khi đang chơi, đang ăn, đang quấy khóc, cơn ho có 3 giai đoạn.
* Ho: ho rũ rượi thành chuỗi từ 15 - 20 tiếng ho, ho hắt ra liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Khi ho lưỡi bị đẩy ra ngoài, lâu dần dẫn đến loét hãm lưỡi( trẻ chưa có răng khơng có triệu chứng này).
Ho nhiều làm trẻ thở yếu dần có lúc như ngừng thở, mặt tím tái mắt đỏ tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt, nước mũi.
* Thở rít vào: Cuối cơn ho trẻ thở rít vào thật dài nghe như tiếng gà rít. * Khạc đờm: lúc kết thúc cơn ho khạc đờm màu trong, trắng dính.
TRong đờm có trực khuẩn ho gà, tế bào biểu mô phế quản và bạch cầu lympho. Sau mỗi cơn ho trẻ mệt mỏi, có thể nơn. Kèm theo có thể có sốt nhẹ, mặt và mi mắt nặng, loét hãm lưỡi, nghe phổi trong cơn ho có thể có rên phế quản.
* Xét nghiệm máu:
- Cấy nhày họng tìm thấy trực khuẩn ho gà.
- X quang có thể có hình ảnh mờ rốn phổi, đáy phổi, góc sườn hồnh hoặc xẹp phổi.
5.4. Thời kỳ lui bệnh và hồi phục: 2 - 4 tuần
Toàn thân trẻ tốt dần lên, sốt giảm dần, thời gian mỗi cơn ngắn lại, cường độ ho giảm, khạc đờm ít sau đó hết hẳn, trẻ ăn được. xét nghiệm bạch cầu bình thường hoặc giảm từ từ. Tuy nhiên ở một số trẻ xuất hiện cơn ho phản xạ kéo dài có thể tới 1 - 2 tháng.
VI. BIẾN CHỨNG
- Bội nhiễm viêm phế quản, viêm phổi, dãn phế quản, viêm não. - Thần kinh: Viêm não.
- Biến chứng về cơ học: lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng, vỡ phế nang, tràn khí màng phổi.
- Bội nhiễm: Do suy giảm miễn dịch dễ bị mắc Sởi, Cúm.
VII. CHẨN ĐỐN
7.1. Chuẩn đốn xác định dựa vào:
7.1.1. Dịch tế: Nhiều trẻ cùng bị bệnh ở trong một tập thể.
7.1.2. Lâm sàng: tuổi 1- 6 tuổi, có cơn ho điển hình. 7.1.3. Xét nghiệm:
- Bạch Cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu Lympho. - Cấy nhày họng tìm thấy trực khuẩn ho gà.
7.2. Chẩn đoán phân biệt :
7.2.1. Giai đoạn viêm long phân biệt với - Viêm khí phế quản co thắt.
- Viêm khí phế quản; viêm phổi do vi khuẩn; virus.
7.2.2. Giai đoạn ho cơn cần phân biệt với
-.Các nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi. - Lao hạnh khí phế quản ở trẻ em.
VIII. ĐIỀU TRỊ
8.1. Kháng sinh đặc hiệu:
- Streptomixin 20- 25 mg/kg/ ngày. - Tetracyclin 20-40mg/kg/ ngày. - Cloramphenicol 25-50 mg/kg/ ngày.
- Ampicilin 75-100mg/kg/ngày hoặc Erythromycin 30- 50mg/kg/ngày x 7 - 10 ngày.
8.2. Điều trị triệu chứng:
8.2.1. Làm giảm cơn ho bằng
- Kháng histamin tổng hợp: Dung dịch Dimedrol; Siro phenergan. - An thần: Seduxen.
- Giảm ho: codein ( người lớn), trẻ em Antutus...
8.2.2. Khi nôn nhiều: Dùng Primperan. 8.2.3. Khi khó thở : Hút đờm dãi, thở ơxi. 8.2.4. Trợ tim, trợ sức: Coramin.
8.2.5. Ni dưỡng chăm sóc:
Cho trẻ ăn nhiều bữa đủ dinh dưỡng và vitamin, đặt trẻ nơi thống mát, theo dõi tình trạng hơ hấp, tim mạch.
IX. DỰ PHÒNG
- Tiêm vacxin Ho gà (5 trong 1). Tổng 3 mũi khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Cách ly bệnh nhân xử lý chất thải.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh ho gà? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ho gà? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh ho gà?
VIÊM MÀNG NÃO MỦ DO DO NÃO MÔ CẦU MỤC TIÊU MỤC TIÊU
1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh viêm màng não mủ. 2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.
3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.
4.Trình bày được phương pháp chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh.
NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm màng não mủ hay còn gọi là nhiễm khuẩn do màng não cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do cầu khuẩn màng não gây ra, có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.. Bệnh lây theo đường hơ hấp, có thể gây thành dịch. Tỷ lệ tử vong còn rất cao.
II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
- Là cầu khuẩn màng não có tên Neiseria Meningitidis, thuộc họ Neisseriaceae, giống Neiseri.
- Là song cầu khuẩn hình hạt cà phê nằm trong tế bào, có kích thước 0,6 - 1,0micromet, có vỏ Polysaccarit, ái khí, khơng di động, không tạo thành nha bào. Nhuộm bắt màu Gr (-).
-Vi khuẩn khơng có ngoại độc tố, khi chết giải phóng nội độc tố.
- Sức chịu đựng kém với các tác động lý hóa (500C /5 phút, 1000 C trong 30 giây). Tia cực tím diệt trong khoảnh khắc, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường.
II. DỊCH TỄ HỌC 3.1. Nguồn bệnh: 3.1. Nguồn bệnh:
Duy nhất là người gồm: - Bệnh nhân.