- Xuất huyết do độc tố tổn thương thành mạch và 1 phần do đông máu nội mạch.
B- Ngày nay nhiễm HIV được phân giai đoạn như sau (hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/ AIDS – Bộ y tế 2009 – Quyết định 3003/QĐ-BYT).
đoán và điều trị HIV/ AIDS – Bộ y tế - 2009 – Quyết định 3003/QĐ-BYT).
Bảng phân giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS Giai đoạn lâm sàng 1
(Không triệu chứng)
- Khơng có triệu chứng - Hạch to toàn thân
Giai đoạn lâm sàng 2 (Triệu chứng nhẹ)
- Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng)
- Viêm hầu họng, mũi xoang, tai giữa và hay tái diễn
- Zona (herpes zoster) - Viêm miệng tái diễn
- Phát ban dát sẩn, ngứa - Viêm da bã nhờn - Nhiễm nấm móng
Giai đoạn lâm sàng 3 (Triệu chứng tiến triển)
- Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (> 10% trọng lượng)
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng
- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục dài hơn 1 tháng
- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn - Bach sản dạng nông ở miệng
- Lao phổi
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết)
- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi/ quanh răng
- Thiếu máu (Hb< 80g/l), giảm bạch cầu trung tính (< 0,5x109/L) và/ giảm tiểu cầu mạn tính (< 50x109/L)
Giai đoạn lâm sàng 4 (Triệu chứng nặng)
- Hội chứng suy mòn do HIV (sụt cân > 10%, sốt > 1 tháng hoặc tiêu chảy > 1 tháng không rõ nguyên nhân)
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP) - Candida thực quản (hoặc khí quản, phế quản,
phổi)
- Lao ngoài phổi - Sarcom kaposi
- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi, bao gồm viêm màng não mủ
- Nhiễm MAC lan tỏa (Mycobacterium complex) - Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển
(progressive multifocal leuco encephalopathy – PML)
- Tiêu chảy mạn tính do Cryptoporidia hoặc Isospora
- Bệnh do nấm lan tỏa (Penicillinum, Histoplasma ngoài phổi)
- Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm Salmonella không phải thương hàn)
- U lympho ở não hoặc u lypho non Hodgkin tế bào B
- Ung thư cổ tử cung xâm nhập, (ung thư biểu mô)
- Bệnh Leishmania lan tỏa khơng điển hình - Bệnh lý thận do HIV
- Viêm cơ tim do HIV
Bảng phân mức độ suy giảm miễn dịch HIV/AIDS ở người lớn
Giai đoạn Số tế bào CD4/MM3
- Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể
- Suy giảm nhẹ - Suy giảm tiến triển - Suy giảm nặng
>500 300-499 200-349 <200
Bảng phân mức độ suy giảm miễn dịch ở trẻ nhiễm HIV/AIDS Mức độ SGMD % CD4 và số lượng CD4
≤11 tháng 12 –35 tháng 36- 39 tháng ≥5 tuổi
Không suy giảm > 35% >30% >25% > 500 tế bào/mm3 Suy giảm nhẹ 30-50% 25-30% 20-25% 350-499/ mm3 Suygiảmtiến triển 25-29% 20-24% 15-19 300-349/ mm3 Suy giảm nặng <25% <1500/ mm3 <20% <750/ mm3 <15% < 350/ mm3 <15% <200/ mm3
Bảng tổng số CD4 và tổng số lympho ở người suy giảm miễn dịch nặng liên quan đến HIV
Lứa tuổi bệnh nhân
≤11 tháng 12 –35 tháng 36- 39 tháng ≥5 tuổi Tổng số lympho/mm3 <4000 <3000 <2500 <2000 Số tế bào CD4/ mm3 <1500 <750 <350 <200
5.2. Những bệnh nhiễm khuẩn cơ hội và ung thư gặp trong AIDS
5.2.1. Nhiễm khuẩn cơ hội ở phổi
Phổi là cơ quan hay bị tổn thương nhất ở bệnh nhân AIDS. Những nhiễm khuẩn cơ hội thường xuyên ở phổi là:
- Viêm phổi do Pneumocystis carinii. - Bệnh lao: do trực khuẩn lao.
- Viêm phổi – phế quản mạn tính do Mycobacterium avium. - Viêm phổi – phế quản do nấm:
5.2.2. Nhiễm khuẩn cơ hội ở hệ thống thần kinh
- Viêm não do Toxoplasma.
- Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans. - Viêm não do Cytomegalovirus (CMV).
- Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển …
5.2.3. Nhiễm khuẩn cơ hội ở đường tiêu hóa
- Ỉa chảy do Cryptosporidium (Nấm).
- Viêm niêm mạc đường tiêu hóa do Mycobacterium avium.
5.2.4. Nhiễm khuẩn cơ hội ở da
- U mềm lây. - Sùi mào gà.
- Bạch sản dạng nhung mao (lông) ở miệng: - Bệnh do nấm Candida ở miệng.
- Hội chứng vàng móng tay .
- Hội chứng giả viêm tắc tĩnh mạch đau buốt. - Viêm huyết quản do phức hợp miễn dịch.
5.2.5. Các ung thư gặp trong AIDS
- Sarcoma Kaposi: là ung thư thành mạch. - U lympho: là loại u ác tính thường thấy ở não.
VI. CHẨN ĐỐN
6.1. Chẩn đốn nhiễm HIV/AIDS
Nhiễm HIV ở người lớn được chẩn đoán trên cơ sở xét nghiệm kháng thể HIV có mẫu huyết thanh dương tính cả 3 lần với 3 loại sinh phẩm khác nhau và với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau (theo quy định của Bộ Y tế).
6.2. Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV
- Các kỹ thuật phát hiện kháng thể HIV: Serodia, ELISA, Western blot, ngưng kết Latex, miễn dịch phóng xạ (RIA), miễn dịch huỳnh quang (IFA).
- Các xét nghiệm phát hiện HIV và kháng nguyên HIV: phân lập HIV, phát hiện kháng nguyên P24, PCR (HIV-ARN). Các kỹ thuật này cần có các labo rất hiện đại.
6.3. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV đối với người lớn và trẻ em > 18 tháng tuổi tháng tuổi
Mẫu máu được gọi là có kháng thể HIV dương tính khi cả ba lần xét nghiệm với ba loại sinh phẩm có chế phẩm kháng nguyên khác nhau và các nguyên lý phản ứng khác nhau đều dương tính, ví dụ:
- Lần xét nghiệm thứ nhất: Serdoria – HIV hoặc Quick test (+). - Lần xét nghiệm thứ hai: ELISA-HIV (Uni-form II) (+).
- Lần xét nghiệm thứ ba: ELISA-Genscreen –HIV (+). Ghi chú: thứ tự các lần xét nghiệm trên có thể thay đổi. Kết luận: kháng thể kháng HIV (+).
6.4. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi
Trẻ em < 18 tháng tuổi khi kháng thể HIV (+) cần được gửi mẫu huyết thanh về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội) hoặc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm kháng nguyên P24 hoặc kỹ thuật PCR.
Với trẻ em dưới 9 tháng, nói chung cần xét nghiệm PCR hai lần khi lần thứ nhất (+) để khẳng định chẩn đoán; khi lần thứ 1 âm tính, vẫn cần theo dõi và làm xét nghiệm kháng thể HIV. Với trẻ >9 tháng, cần xét nghiệm kháng thể HIV trước, nếu (+) thì làm PCR để khẳng định.
6.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HIV tiến triển và AIDS
- Nhiễm HIV tiến triển:
+ Có bệnh lý thuộc giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xét nghiệm).
- AIDS được xác định khi người nhiễm HIV.
+ Có bất kỳ bệnh lý nào thuộc giai đoạn 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định).
+ Hoặc số lượng CD4 < 200 tế bào/mm3.