Cơ chế bệnh sinh

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 180 - 185)

- Xoắn khuẩn vào cơ thể qua da, niêm mạc bị sây sát, thường do tiếp xúc trực tiếp, do giao hợp đường tình dục, đường hậu mơn hay đường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch; một vài giờ sau đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Xoắn khuẩn gây tổn thương tại chỗ (giang mai, giai đoạn 1), xâm nhập vào các cơ quan khác (giai đoạn 2, 3) như da, hạch, phủ tạng, não gây các triệu chứng tùy nơi tổn thương.

- Xoắn khuẩn giang mai khơng gây biến đổi gien, vì vậy khơng có giang mai di truyền mà chỉ có giang mai bẩm sinh (do lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mẹ mang thai).

IV. Triệu chứng

XK

Xâm nhập 3 – 4 tuần

1 – 2 tháng đầu 1 – 2 năm đầu Từ năm thứ 3 2 tuần 1 – tuần 1 – 2 tháng 3 – 6 tháng 4 – 6 tháng GĐ tiền HT GM HT εII Sơ phát εII kín sơn εII tái phát εII kín muộn εIII GĐ ủ bệnh Giang mai I Giang mai II Giang mai III

Bệnh giang mai tiến triển theo 3 thời kỳ.

4.1. Giang mai thời kỳ I:

- Thời gian ủ bệnh 3 – 4 (có thể từ 10 đến 100 ngày).

- Giang mai thời kỳ I kéo dài 1 – 2 tháng, triệu chứng gồm: “săng cứng” và chùm hạch.

- Săng giang mai là một vết trợt nơng, hình trịn hay bầu dục, bằng phẳng với mặt da, màu đỏ tươi, khơng có mủ, khơng ngứa, khơng đau, sau 1 tháng tự lành.

+ Nền vết trợt rắn như tờ mảnh bìa.

+ Ở nam giới vết trợt loét thường khu trú ở quy đầu, rãnh quy đầu, ở bìu, vùng xương mu.

+ Nữ giới ở cổ tử cung, thành âm đạo, mặt trong môi lớn, môi bé và âm vật.

- Vài ngày sau khi có trợt, các hạch vùng lân cận viêm to thành một chùm gồm nhiều hạch trong đó có 1 hạch to gọi là hạch chúa. Hạch bắt đầu một bên rồi hai bên: rắn, di động, không làm mủ, không liên kết với nhau. Trường hợp loét bị bội nhiễm hạch cũng sưng, bóng, đỏ, đau nhưng khơng ứ mủ.

4.2. Giang mai thời kỳ II:

Là thời kỳ nhiễm trùng máu, xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả cơ quan, phủ tạng.

Giang mai thời kỳ II xuất hiện trung bình khoảng 6 – 8 tuần sau khi có loét, chia làm 2 thời kỳ.

- Giang mai II sơ phát biểu hiện.

- Đào ban: tổn thương là ban đỏ (như cánh hoa đào) xuất hiện nhanh nhiều ở vùng bụng, lưng, mạn sườn, bả vai, các nếp gấp của tay chân.

- Viêm hạch lan tỏa (ở gáy, nách, bẹn), hạch di động, không gần vào nhau. - Rụng tóc kiểu rừng thưa, rụng nham nhở vùng thái dương như “dán nhấm”.

- Giang mai II tái phát:

- Sẩn giang mai: sẩn đỏ vài mm đường kính, có viền da ở xung quanh (viền Biett), sẩn ở sinh dục hậu mơn thường là sẩn phì đại, sẩn ở thân mình, chân tay, lịng bàn chân tay.

- Hạch.

- Tổn thương da.

- Mảng niêm mạc: mảng niêm mạc ở hậu môn, sinh dục và các sẩn đa dạng về hình thái, đa dạng cả về vị trí và cách sắp xếp.

4.3. Giang mai thời kỳ III.

Thời kỳ này từ 3 – 20, 30 năm sau, xoắn khuẩn đã khu trú mang tính chất phá hủy tổ chức, gồm 3 thể.

- Giang mai củ và gôm giang mai:

- Tổn thương khu trú vào da, niêm mạc, cơ bắp, mắt, khớp, hệ tiêu hóa, gan - Số lượng các củ ít, khu trú một vùng, khơng đối xứng hay gặp ở lưng và các chi. Củ nổi cao trên mặt da, trịn trơn khơng đau đường kính dưới 1cm, hình nhẫn, hình cung hoặc vịng vèo, lành ở giữa, phát triển ra xung quanh, có khi có vẩy như nến.

- Gôm giang mai là một áp xe lạnh phát triển qua 4 giai đoạn: + Giai đoạn cứng: một khối rắn tròn, ranh giới rõ ở dưới da. + Giai đoạn mềm: gơm mềm dính vào da làm da đỏ lên. + Giai đoạn loét.

+ Giai đoạn thành sẹo.

- Gôm giang mai thường gặp ở mặt, đầu, mông, đùi, cẳng chân, vùng trên ngực. Gôm niêm mạc hay gặp ở miệng, mơi, vịm miệng, lưỡi, sinh dục và hầu họng.

- Nếu tổn thương khu trú vào phủ tạng gây tổn thương nặng nền có thể tử vong.

- Giang mai tim mạch. - Giang mai thần kinh.

4.4. Cận lâm sàng:

- Lấy bệnh phẩm ở vết trợt vết loét, mảng niêm mạc, chọc trong hạch, soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen thấy xoắn khuẩn giang mai (nhìn thấy dưới dạng lị so di động).

- Các phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai: - Phản ứng kết hợp bổ thể BW.

- Phản ứng trên bong: Kahn, Citochol. - Các phản ứng đặc hiệu gồm:

+ Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI) (Treponemal Pallidum Immobilisationsest).

+ Phản ứng kháng thể - xoăn khuẩn huỳnh quang FTA (Fluorescent Treponemal Antibodyabsorptiontest). V. CHẨN ĐOÁN 5.1. Chẩn đoán quyết định: Dựa vào: - Tiền sử. - Triệu chứng lâm sàng. - Dựa vào xét nghiệm:

- Giai đoạn có lt: soi tìm xoắn khuẩn giang mai dưới kính hiển vi nền đen.

- Giai đoạn sau: các phản ứng đặc hiệu: FTA, TPI.

5.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Loét giang mai với loét hạ cam, loét viêm da do hóa chất. - Sẩn giang mai với sùi mào gà, tổ đỉa lòng bàn tay.

VI. ĐIỀU TRỊ

- Penixilin G là thuốc có hiệu quả tốt nhất cho tất cả các thể giang mai. Hiện nay chưa có báo cáo nào nói về hiện tượng kháng thuốc của xoắn khuẩn giang mai.

- Penixilin G (loại nhanh): liều lượng trong ngày phải chia làm 8 lần tiêm cho bệnh nhân mới giữ được nồng độ thuốc có tác dụng với xoắn khuẩn trong huyết thanh bệnh nhân. Vì vậy chỉ nên dùng Penixilin chậm tiêu hóa benzathin penixilin.

- Benzathin penixilin (loại chậm): loại này khi item do đào thải chậm nên nồng độ giữ được ổn định kéo dài 7 ngày.

- Điều trị giang mai sớm (giang mai I và giang mai II sớm.

Benzathin penixilin 2,4 triệu UI; tiêm mông liều duy nhất (mỗi bên mông 1,2 triệu UI).

Penixilin G tiêm bắp 1,2 triệu UI/ngày x 15 ngày (cần chia làm 8 lần tiêm trong ngày).

Nếu bệnh nhân dị ứng với Penixilin thì dùng:

- Điều trị giang mai muộn (giang mai II tái phát, giang mai III): Benzathin penixilin 2,4 triệu UI/1 lần x 4 lần (mỗi ngày chia làm 8 lần tiêm để đảm bảo nồng độ 0,07 – 0,2 UI/ml huyết thanh mới có tác dụng diệt xoắn khuẩn).

- Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai: điều trị như phác đồ của người lớn cho tất cả các thời kỳ thai phụ.

- Điều trị giang mai bẩm sinh, giang mai cho trẻ em: cần chuyển tuyến trên điều trị.

VII. PHÒNG BỆNH

- Tuyên truyền giao dục phổ biến kiến thức khoa học về bệnh cho tất cả cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trong cộng đồng, khơng uống rượu vì uống rượu dễ dẫn đến hành vi mất tự chủ, khơng tiêm chích ma túy, khơng xăm mình, khơng xỏ lỗ tai, khơng nhể trứng cá bằng các dụng cụ mà chưa được diệt khuẩn.

- Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí lành mạnh tại đơn vị: ca hát, đọc báo, nghe đài, xem tivi để giảm bớt buồn tẻ trong đơn vị.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và đột xuất, xét nghiệm cho nhóm bộ đội mới sau 3 tháng ra ngồi đơn vị. Khơng sinh hoạt bng thả, không quan hệ sinh lý giao hợp với người mắc bệnh, có bạn tình chung thủy, đúng mức.

- Sau khi giao hợp nếu có biến chừng gì ở bộ phận sinh dục phải tự giác đi khám và điều trị ngay.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh giang mai? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh giang mai? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh giang mai?

BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT

MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm và các triệu dương tính, âm tính của tâm thần phân liệt.

2. Trình bày được chẩn đốn xác định, điều trị và phịng bệnh tâm thần phân liệt.

NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM I. KHÁI NIỆM

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng có tính chất tiến triển từ từ, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng , làm biến đổi nhân cách người bệnh theo kiểu từ từ, làm cho họ dần dần tách ra khỏi cuộc sống bên ngoài , thu dần vào thế giới bên trong (thế giới tự kỷ), làm cho tình cảm của họ khơ lạnh dần, khả năng làm việc ngày một sút kém và có những hành vi lập dị khó hiểu.

II. ĐẶC ĐIỂM

- Chiếm 1% dân số.

- Nam = nữ (nam thường khởi phát ở độ tuổi 20 - 28, nữ thường khởi phát ở độ tuổi 26- 32).

- Tiến triển mạn, không khỏi.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 180 - 185)