LÂM SÀNG (thể thơng thường điển hình)

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 135 - 137)

6.1.Thời kỳ ủ bệnh: 2-8 ngày nhưng có thể lâu hơn đến 8-17 ngày. 6.2.Thời kỳ khởi phát

- Sốt cao (>380 C).

- Các triệu chứng hơ hấp (ví dụ ho, đau họng, khơng chảy nước mũi). - Triệu chứng đường hô hấp trên đôi khi mới xuất hiện Hiếm khi bị viêm kết mạc: Triệu chứng: ỉa chảy, đau bụng, nôn, đau ngực, chảy máu cam, chảy máu chân răng đã được báo cáo và có thể có trước biểu hiện hơ hấp 1 tuần.

6.3. Thời kỳ tồn phát

*Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc:Thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện rầm rộ với:

- Sốt 38 -390C hoặc cao hơn, sốt liên tục có thể rét run, giống cúm thông thường.

- Đau đầu, đau mỏi cơ khớp tồn thân.

* Hội chứng hơ hấp (chủ yếu đường hô hấp dưới), xuất hiện sớm và diễn biến nhanh trong khi rất ít gặp các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên.

- Ho khan: cả ngày, đêm, dùng thuốc giảm ho ít tác dụng, thường khơng khạc đờm hoặc chỉ có đờm màu trắng nhưng ít, đơi khi có máu, kèm theo đau nhói ở ngực.

- Khó thở cả 2 thì, nhịp thở nhanh nông làm bệnh nhân rất mệt và nhanh dẫn tới tím tái, có thể dẫn đến suy hơ hấp cấp tiến triển.

- Khám phổi: nghe phổi có ran nổ, ran ẩm cả 2 bên.

- X quang: hình ảnh thâm nhiễm lan toả, nhiều ổ hoặc rải rác, đơi khi có hình ảnh thâm nhiễm kê. Tràn dịch màng phổi hiếm gặp, chú ý những ổ thâm nhiễm tiến triển nhanh chỉ trong vài ngày đã lan cả 2 phổi, tao ra hình ảnh “phổi trắng”.

* Triệu chứng khác

- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, trên diện tim thấy hình ảnh tổn thương cơ tim, nhịp nhanh trên thất, 1 số có sốc, diễn biến nhanh và nặng.

- Tiêu chảy: Không liên quan đến ăn uống, phân lỏng chủ yếu là nước, ít khi có máu. Một số có rối loạn ý thức và nặng hơn có thể gặp tình trạng suy đa phủ tạng.

- Ít gặp xuất huyết dưới da và các loại ban.

* Xét nghiệm

- Công thức máu: Hồng cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, bạch cầu bình thường hoặc giảm.

- Chức năng gan, thận: ít thay đổi.

- Xét nghiệm khí máu: Giảm khí máu (PaO2 ), tỷ lệ PaO2/FiO2 < 300 khi có tổn thương phổi cấp, < 200 khi có suy hơ hấp cấp tiến triển.

6.4. Thời kỳ lui bệnh và hồi phục

- Trường hợp nặng khơng xử trí kịp thời sẽ tử vong.

- Bệnh nhân điển hình sau 1-2 tuần điều trị hết sốt, đỡ mệt, đỡ đau ngực, ho kéo dài 2-3 tuần mới ngừng hẳn.

- X quang bệnh nhân cúm A/H5N1 hồi phục chậm so với lâm sàng.

VII. CHẨN ĐOÁN

7.1. Chẩn đoán quyết định

. * Dịch tễ học

- Tiếp xúc gia cầm ốm/chết. - Cư trú vùng dịch.

- Tiếp xúc trực tiếp người bệnh.

*Lâm sàng

- Hội chứng nhiễm độc: Sốt cao liên tục, đau đầu.

- Hội chứng hô hấp: tổn thương hô hấp dưới ho khan, đau ngực, khó thở, nghe phổi ran nỏ, ran ẩm...

*Xét nghiệm

- Bạch cầu máu bình thường hoặc giảm nhẹ.

- khí máu: Giảm khí máu (PaO2 ), tỷ lệ PaO2/FiO2 < 300 khi có tổn thương phổi cấp, < 200 khi có suy hơ hấp cấp tiến triển.

- Xquang phổi: Hình ảnh viêm phổi khơng điển hình biến đổi.

- Xét nghiệm vi sinh vật: Bệnh phẩm là nhầy, mũi họng, dịch khí quản.. virus dương tính:

+ Tets nhanh: Giá trị định hướng chẩn đoán cho bác sỹ.

- Ký thuật RT- PCRxác định chính xác tuyp virus cúm A/H5N1. - Phân lập virus.

7.2. Chẩn đốn phân biệt

- Cúm thơng thường. - Viêm mũi họng.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp khác. - Viêm phế quản phổi, viêm phổi…

VIII. ĐIỀU TRỊ 8.1. Nguyên tắc 8.1. Nguyên tắc

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)