TRIỆU CHỨNG 4.1 Khởi phát:

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 168 - 172)

- Thường đột ngột, bệnh nhân lên cơn rét run, sốt cao nhức đầu, đau ngang lưng và dọc sống lưng, có khi đau nhẹ vùng hạ sườn.

- Nôn nhiều, nôn ra dịch vàng hoặc nôn khan, da niêm mạc nhợt nhạt nhanh chóng, nước tiểu màu nâu sẫm như nước vối đặc. Bệnh nhân thường vật vã hốt hoảng do thiếu oxy cấp.

4.2. Toàn phát:

- Sốt thành cơn kèm theo nôn, đau lưng. - Vàng da tan huyết.

- Đái ra huyết cầu tố: lúc đầu nước tiểu màu nâu như nước vối đặc về sau chuyển thành màu đen giống nước cà phê đặc. Từ ngày thứ 2 - 3 trở đi thường đái ít dần.

- Hội chứng thiếu máu và thiếu oxy cấp, do tan máu cấp tính và ồ ạt.

+Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, rét run, mỗi cơn rét thường đi đôi với 1 cơn tan huyết.

+ Vàng da niêm mạc: Sau mỗi cơn sốt vàng da tăng.

+ Nước tiểu có huyết cầu tố: Lúc đầu đỏ nâu sau thành màu đen giống cafe dặc do oxihemoglobin chuyển thành methemoglobin.

+ Thiếu máu, thiếu ô xi cấp diễn do tan máu và ồ ạt: Da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt, chóng mặt, chống váng, mạch nhanh, huyết áp dao động, thở gấp, đôi khi tức ngực, bứt rứt luôn trăn trở trên giường, vật vã, lo âu, hốt hoàng...

4.3. Xét nghiệm:

- Xét nghiệm máu:

+KST sốt rét: trước cơn tan máu có tới 75% các trường hợp (+). Sau cơn tan máu chỉ còn 1/3 các trường hợp (+).

+Máu: Hồng cầu giảm nhanh, huyết sắc tố giảm, bạch cầu tăng, công thức chuyển trái..

- Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu (+), có nhiều hồng cầu và huyết sắc tố. - Khác: Bilirubin gián tiếp tăng cao, Ure huyết tăng cao..

4. 4. Tiến triển

- Tiến triển tốt: dứt cơn nhanh, nước tiểu nhạt dần.

- Tiến triển xấu: các cơn sốt tiếp tục hàng ngày kèm theo rét run. Các cơn tan huyết tái diễn hàng ngày các triệu chứng tiến triển nặng dần.

4.5. Tiêu chuẩn ra viện

- Hết thiểu, vô niệu, đái huyết cầu tố niệu (–). - Chức năng thận hồi phục.

- Hồng cầu > 3 triệu/mm 3 trở lên.

V. BIẾN CHỨNG

- Suy thận cấp.

- Truỵ tim mạch, suy tuần hoàn. - Rối loạn ý thức, hội chứng não cấp. - Biến chứng ở gan, mật.

VI. CHẨN ĐỐN

6.1. Chẩn đốn quyết định dựa vào:

*Dịch tễ: tiền sử có sốt rét và điều trị sốt rét. *Lâm sàng: sốt, rét run.

Da, niêm mạc vàng, nước tiểu nâu đen.

*Xét nghiệm: có ký sinh trùng sốt rét trong máu. Hồng cầu tụt nhanh, huyết sắc tố giảm.

Protein niệu (+), Oxyhemoglobin niệu (+)

6.2. Chẩn đoán phân biệt với

- Đái ra máu: sỏi, ung thư.

- Nước tiểu nhiều sắc tố mật: Viêm gan, leptospira..

- Nước tiểu có Myoglobin gặp trong vùi lấp, bỏng nặng, viêm cơ. - Nhiễm khuẩn huyết.

- Do truyền nhầm nhóm máu. - Nhiễm độc nọc rắn, hóa chất…

VII. ĐIỀU TRỊ 7.1. Nguyên tắc: 7.1. Nguyên tắc:

- Ngừng loại thuốc sốt rét bệnh nhân đang dùng, chuyển sang thuốc khác. - Nếu đang dùng Quinin thì chuyển sang dùng Artemisinin hoặc Artesunat - Nếu bệnh nhân chưa kịp dùng thuốc sốt rét đã bị sốt rét đái huyết cầu tố thì điều trị bằng Artemisinin, Artesunat hoặc Quinin.

- Nếu trường hợp bệnh nhân đã có tiền sử đái huyết cầu tố sau dùng quinin, thì khơng dùng quinin.

7.2. Điều trị cụ thể:

* Hộ lý:

- Bất động tại giường.

- Chế độ ăn: truyền dich, ăn thức ăn dễ tiêu, lỏng…

* Thuốc (liều):

- Thuốc điều trị đặc hiệu có thể dùng một trong các thuốc sau: + Artemisinin: viên 0,25g uống 10-20mg/kg nặng/ngày

Trung bình 2-4 viên/ngày, cách 6-8 giờ uống 1 viên. Tổng liều cả đợt điều trị là 4 gam.

+ Artesunat lọ 60mg: 4 ngày đầu dùng 2 lọ tiêm tĩnh mạch chậm, chia sáng và chiều.

Ngày sau 1 lọ/ngày, dùng trong 5 ngày.

* Điều trị triệu chứng:

- Cắt cơn tan huyết Depersolon 30mg x 3 ống/ngày, pha với dịch truyền tĩnh mạch.

- Truyền dịch: điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, ngăn ngừa suy thận cấp chức năng và ngăn ngừa suy thận cấp thực thể.

- Chạy thận nhân tạo khi có chỉ định. - Truyền máu cùng nhóm.

- Trợ tim. - Trợ sức.

IIX. PHỊNG BỆNH

- Phịng chống sốt rét thật tốt bằng các biện pháp diệt muỗi.

- Điều trị quản lý tốt bệnh nhân sốt rét: Điều trị và điều trị dự phòng theo đúng phác đồ.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Nguyên nhân cách thức lây bệnh sốt rét đái huyết cầu tố? 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh sốt rét đái huyết cầu tố? 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh sốt rét đái huyết cầu tố?

4.Trình bày được phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sốt rét đái huyết cầu tố?

BỆNH LAO MỤC TIÊU: MỤC TIÊU:

1. Nêu được quá trình nghiên cứu bệnh lao. 2. Trình bày đặc điểm bệnh lao.

3. Nêu được một số đặc điểm sinh học và phân loại vi khuẩn lao.

NỘI DUNG

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Trang 168 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)